| |||
Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com. |
Radio
Các bài đã đăng
|
Việt Nam hôm nay
Cát Tường ghi nhận
‘Cơn bão’ phản đối Dự Luật Đặc khu
Hình ảnh cuộc họp của Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm
2018.
Kiến nghị, thư ngỏ
Theo RFA, nhiều tổ chức
xã hội như Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại
Việt Nam, và cả tôn giáo như Ủy Ban Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
trong những ngày qua đã đưa ra Tuyên cáo, Thư Kiến nghị kêu gọi người khác
cùng ký tên gửi đến Quốc Hội Việt Nam yêu cầu hoãn hoặc không bấm nút thông
qua dự thảo luật về các đặc khu kinh tế mà cụ thể là Vân Đồn ở phía Bắc, Vân
Phong ở miền Trung và Phú Quốc ở phía Nam.
Một số nhân sĩ- trí thức cũng có thư ngỏ riêng gửi cho lãnh đạo Việt Nam nêu
rõ quan ngại của bản thân họ về những nguy cơ nếu Luật Đặc Khu được thông
qua.
Lập luận chính yếu được nêu ra là ba địa điểm vừa nêu có vị trí trọng yếu
đối với an ninh quốc gia mà nếu giao cho nước ngoài một thời gian dài đến 99
năm, mà trong trường hợp này, khả năng rơi vào bẫy của nước láng giềng Trung
Quốc là rất lớn. Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh qua kế hoạch “một
vành đai, một con đường” được nêu rõ.
Trong bản tuyên cáo của Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam có
đoạn nguyên văn: “Người Việt Nam trong và ngoài nước, bất kể thành phần
nào, khuynh hướng nào, chúng ta phải cương quyết lên tiếng, cần phải có hành
động cấp thời để cùng nhau “Cứu Dân Cứu Nước” nếu không, thế hệ chúng ta sẽ
phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và mang tội với thế hệ con cháu muôn đời
sau.”
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, người đồng ký tên vào bản tuyên cáo của Hội đồng
Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng nếu như
Quốc Hội Việt Nam muốn thông qua dự luật này thì cần tham khảo ý kiến và
quan điểm của người dân như thế nào cũng như các kiến nghị của các nhà khoa
học và giới trí thức Việt Nam để hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ.
Nhiều ý kiến yêu cầu phải đưa ra trưng cầu dân ý theo luật định đối với
những vấn đề hệ trọng như thế. Chứ không thể cứ làm theo cách cũ bấy lâu nay
như lời của Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng:
“Thông thường Bộ Chính trị đã thông qua rồi thì Quốc hội thường phải chấp
hành. Đối với ba khu tự trị này thì bộ chính trị đã có ý kiến rồi, và ban
chấp hành trung ương đảng đã có chỉ đạo rồi , quốc hội và các cơ quan khác
phải thông qua.
Với tư cách là một công dân, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đây là thời
điểm mà người dân phải đồng lòng lên tiếng để có thể thay đổi thực tế như
thế bấy lâu nay.
Đồng thuận lên tiếng
Ngoài các tổ chức, tập thể lên tiếng phản đối, rất nhiều cá nhân sử dụng
những công cụ như mạng xã hội Facebook để bày tỏ ý kiến cá nhân về dự luật
đặc khu thông qua bài viết, hình ảnh phản đối.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội nói với chúng tôi rằng, có rất
nhiều dự thảo luật sẽ được bàn thảo tại các kỳ họp Quốc hội xem xét việc có
thông qua hay không nhưng không được sự chú ý của người dân nhưng với dự
luật đặc khu này anh cho biết:
“Thông thường mỗi khi Quốc hội họp thì có nhiều dự luật được bàn thảo có
thông qua hay không thông qua nhưng không được sự chú ý đặc biệt từ người
dân đối với dự luật này. Dự luật đặc khu này thu hút được sự quan tâm cực kỳ
lớn cả chiều sâu và bề rộng nhiều đối tượng nhiều độ tuổi khác nhau trong xã
hội. Tôi tiếp xúc rất nhiều người trên mạng xã hội và cả ngoài đời họ đều
bàn luận khá sôi nổi và họ nói rằng lần đầu tiên họ dám lên tiếng về vấn đề
chính trị liên quan đến vận mệnh của đất nước.”
Anh Nguyễn Chí Tuyến còn cho biết anh cảm thấy vui mừng và bất ngờ vì qua dự
thảo luật đặc khu này mà mọi công dân sống trong xã hội Việt Nam không phân
biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay tôn giáo đều lên tiếng bày tỏ quan điểm của
họ về dự luật này.
Anh nói tiếp “Lần này tôi vui mừng vì chính dự luật đặc khu này tôi cảm
thấy sự trưởng thành về nhận thức và bản lĩnh của người công nhân trong xã
hội Việt Nam, vượt qua được một ngưỡng tâm lý dám bày tỏ quan điểm riêng của
họ, họ đồng tình hay không thì chưa bàn luận mà họ đã bày tỏ được chính kiến
riêng của họ thì trước hết họ phải tìm hiểu thì họ mới đưa ra chính kiến
được chứ họ không thể nói bừa.”
Cùng hành động ‘biểu tình’
Một hình thức được nhiều người đồng ý là xuống đường biểu tình để bày tỏ
phản đối dự luật đặc khu. Trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện
kêu gọi cộng đồng xuống đường tuần hành để phản đối dự luật đặc khu kinh tế.
Thời điểm cụ thể là vào ngày chủ nhật 10 tháng 6.
Kêu gọi biểu tình không chỉ ở trong nước mà còn tại nhiều nơi ở nước ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi được biết một số cuộc tuần hành biểu
tình phản đối dự luật đặc khu của Việt Nam sẽ diễn ra tại thành phố Brisbane
của Úc, San Francisco và Washington DC tại Hoa Kỳ, Tokyo, Nhật Bản…
Một đại diện nhóm tuần hành ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản xin giấu tên cho chúng
tôi biết, cuộc tuần hành dự kiến lần này có được sự hưởng ứng khá đông đảo
của cộng đồng tại Nhật, nhất là những bạn trẻ đang sinh sống, du học, tu
nghiệp hoặc đi lao động.
Chị cho biết “Hiện
tại bên mình sẽ tổ chức vào lúc 9 giờ sáng vào chủ nhật ngày 10 tháng 6 này,
thì rất tiếc là bên Nhật trời mưa nhưng mọi người nói là dù trời mưa tới đâu
mọi người cũng sẽ xuống đường. Đây là lần đầu tiên mình thấy những người
xung quanh mình hưởng ứng rất là sôi nổi, có nhiều bạn đi lao động, đi tu
nghiệp bên này nhưng mà sẳn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua vé máy bay từ
khắp nơi trên nước Nhật về Tokyo để tuần hành cũng những bạn tại đây.”
Hoạt động biểu tình tại nước ngoài khá dễ dàng; tuy nhiên hình thức biểu tỏ
ý kiến này ở Việt Nam vẫn không được chính phủ hoan nghênh. Từ trước đến nay
nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, biểu tình phản
đối chặt cây xanh, biểu tình chống nhà máy Formosa gây thảm họa môi trường…
đều bị lực lượng chức năng đàn áp mạnh mẽ
Việt Nam trục
xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài, bà Vũ Minh Khánh và cô Lê Thu Hà tại
Đức.
Hai tù nhân lương tâm, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà,
phải đi lưu vong sau khi chính phủ Việt Nam đưa họ từ nhà tù ra máy bay để
sang Đức
Tin tức ghi nhận được cho biết sự việc diễn ra vào khuya ngày 7-6-2018 và
theo lịch bay hai tù nhân lương tâm vừa nêu cùng phu nhân của luật sư Nguyễn
Văn Đài đáp xuống phi trường Frankfurt, Đức vào lúc khoảng 6 giờ sáng ngày 8
tháng 6, theo giờ địa phương.
Sự việc luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà phải đi lưu vong diễn ra
khoảng hai tháng sau phiên tòa sơ thẩm vào ngày 5 tháng 4 xử hai người này
và bốn nhà hoạt động khác với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân" theo điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, bị kết án 15 năm tù giam và 5
quản chế; cô Lê Thu Hà, 36 tuổi, bị kết án 9 năm tù. Cả 2 đều không kháng
cáo bản án sơ thẩm.
Trong thời gian bị bắt và tạm giam từ ngày 16 tháng 12 năm 2015, ông Nguyễn
Văn Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền
2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức vào ngày 5-4-2017.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một trong những người đứng ra sáng lập
Hội Anh Em Dân Chủ. Trước đây ông cũng là người tham gia sáng lập tổ chức
mang tên Khối 8406, đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại
Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài từng bị tuyên án 4 năm tù về cáo buộc
"Tuyên truyền chống nhà nước" vào năm 2007.
Các tổ chức lên tiếng vụ việc Luật sư Nguyễn Văn Đài bị trục xuất đến Đức
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm
Người (VCHR) ở Pháp vào hôm 8 tháng 6 đã có văn bản lên tiếng về việc Luật
sư Nguyễn Văn Đài và vợ là bà Vũ Minh Khánh cùng người đồng sự cô Lê Thu Hà
vào tối 7 tháng 6 lên máy bay đến Đức.
Tuyên bố của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền Human Rights Watch cho rằng nước Đức xứng đáng được khen ngợi vì
đã cho ông Nguyễn Văn Đài cùng vợ và trợ lý Lê Thu Hà được tỵ nạn.
Theo ông Pil Robertson thì các hành vi lạm dụng luật lệ của chính phủ Việt
Nam nhằm trừng phạt những người dám sử dụng tiếng nói và hành động của mình
để yêu cầu cải cách là tàn bạo và vô lương tâm.
Ông Robertson cho rằng khi một chính phủ không khoan dung các nhà cải cách
thông minh và nhiệt huyết như luật sư Nguyễn Văn Đài, người đã có nhiều đóng
góp cho đất nước, thì hành động này làm tổn thương tất cả người dân Việt
Nam.
Ông Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người- VCHR, cho rằng chính
phủ Việt Nam không xứng được nêu công trong việc trả tự do cho luật sư
Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.
Ông nhấn mạnh Hà Nội đã tự ý bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm
này và bây giờ thả họ ra dưới tình trạng lưu vong.
VCHR cho biết Việt Nam nên dừng ngay việc sử dụng những người bất đồng chính
kiến để trao đổi lợi ích về thương mại từ các nước phương Tây, đồng thời
chấm dứt chính sách “trục xuất những người bất đồng chính kiến” bằng cách
buộc các nhà chỉ trích chính phủ phải đi sống lưu vong.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn
Một cựu tù nhân lương tâm đang bị truy nã tại Việt Nam, anh Lê Văn Sơn hay
Paulus Lê Sơn, vào ngày 7 tháng 6 đã đến Hoa Kỳ, nhưng không cho biết
anh đã ra khỏi Việt Nam và đến Mỹ bằng cách nào.
Vào sáng ngày 8 tháng 6, anh Lê Văn Sơn cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Tôi
đến sân bay Porland, Oregan vào lúc gần 12 giờ ngày 7/6 theo giờ địa phương.
Tôi thấy khá bất ngờ vì suốt từ cuối năm 2017 đến nay, nhà cầm quyền Việt
Nam và tỉnh Thanh Hóa truy lùng tôi rất bất ngờ.”
Paulus Lê Sơn, một blogger và là nhà bào công dân tại Việt Nam. Anh bị bắt
vào năm 2011 và bị Tòa án Nghệ An đưa ra xét xử trong vụ án cùng 14 thanh
niên Công giáo và Tin Lành vào năm 2013. Cáo buộc đối với nhóm này là ‘âm
mưu lật đổ chính quyền’.
Tòa sơ thẩm tuyên anh Lê Văn Sơn 13 năm tù giam; nhưng trong phiên phúc thẩm
mức án giảm xuống còn 4 năm tù giam.
Vào tháng 4 vừa qua, công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh truy nã đối với anh
Lê Văn Sơn vì không chấp hành lệnh quản chế và vắng mặt tại địa phương từ
tháng 10/2015.
Thống kê của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho thấy hiện có 97 người ở Việt Nam phải
ngồi tù với cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia; trong khi đó Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền Human thì nói con số này lên đến 119 người.
Quốc hội Mỹ: Đã quá lâu VN không phải trả giá về nhân quyền
RFA
Ngày 7 tháng 6 vừa qua tại Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi điều
trần liên quan đến dự luật nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018.
Ngày 7 tháng 6 vừa qua tại Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi điều trần liên quan
đến dự luật nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018. Buổi điều trần có sự
tham gia của dân biểu Chris Smith, và dân biểu Alan Lowenthal, TS. Nguyễn
Đình Thắng - Chủ tịch Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, ông Lê Thanh
Tùng, đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ ở VN.
Những nội dung chính gì được trình bày trong buổi điều trần?
Tôn giáo ở VN đi xuống một cách trầm trọng
Năm 2017 là một năm tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một
cách trầm trọng. Đã đến lúc Hoa Kỳ cần nghiêm túc đưa vấn đề này vào trọng
tâm trong quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Đây là nội dung chính trong bản dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN
năm 2018 được trình lên Quốc hội Hoa Kỳ.
Bản dự luật nêu rõ từ tháng 1 năm 2017 đến nay có ít nhất 35 nhà hoạt động
nhân quyền và bloggers ở VN bị bắt, trong số này có 19 người đã bị tuyên án.
Hiện tại chính quyền Hà Nội đang bắt giữ 171 tù nhân chính trị và tôn giáo .
Những tù nhân này bị tuyên án lên đến tổng cộng khoảng1000 năm tù giam và
204 năm quản chế.
Bản dự luật cũng tố cáo VN thường xuyên sử dụng những điều khoản như 79, 88,
258,… rất mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động và bloggers.
Dân biểu Chris Smith cho rằng đã đến lúc chính quyền Tổng thống Trump cần
đưa nhân quyền vào quan hệ song phương:
“Các chính sách của Mỹ bấy lâu nay đã không hề giúp gì được cho người dân
Việt Nam, mà ngược lại đã đã tăng cường lợi cường quyền lực và lợi ích cho
nhóm lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
Chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có cơ hội mang lại cải cách cho
VN khi và chỉ khi những tiến bộ về nhân quyền được liên kết với việc phát
triển quan hệ song phương.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đánh giá là người quan tâm nhiều hơn đến
lợi ích kinh tế với VN, chứ không ngó ngàng đến tình hình nhân quyền.
Phần nhân quyền trong dự luật năm nay đề cập đến việc đàn áp Hội Anh Em Dân
Chủ, và điển hình gần đây 8 thành viên của hội đã bị tuyên án tù được nói là
hết sức nặng nề.
Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2013 với mục tiêu
đòi hỏi một xã hội dân chủ, phát triển xã hội dân sự ở VN. Hiện tại hội có
hơn 100 thành viên trải dài khắp mọi miền ở VN và cả nước ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho
RFA biết:
“Nằm trong nỗ lực lớn hơn của chúng tôi là chiến dịch NOW, có nghĩa là hãy
trả tự do ngay tức khắc cho 170 tù nhân lương tâm mà chúng tôi đã lập danh
sách từ tháng 11 năm ngoái và đã nộp cho Quốc hội Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay ngoài tù nhân lương tâm, chúng tôi còn đề cập đến các lĩnh vực
vi phạm nhân quyền khác một cách nghiêm trọng ở VN, chẳng hạn như vấn đề đàn
áp tôn giáo, và hiện tượng hội cờ đỏ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.”
Ông Lê Thanh Tùng, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại buổi điều trần
đã tố cáo chính phủ Hà Nội liên tục sách nhiễu các thành viên của hội và gia
đình của họ. Hiện tại đã có 6 người phải chạy trốn sang Thái Lan xin tị nạn.
Một số thành viên đã chạy trốn nhưng người thân ở VN vẫn liên tục bị sách
nhiễu. Bản thân ông Lê Thanh Tùng đã sang Mỹ từ năm 2015 nhưng vợ và các con
ở VN vẫn thường xuyên bị công an tấn công, câu lưu, và đặt camera theo dõi.
“Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi”
Nhận định về tình hình nhân quyền VN, Dân biểu Chris Smith nói tiếp:
“Năm 2007 và 2009 ông Scott Flipse [Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và
Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế] đã gặp luật sư
Nguyễn Văn Đài khi luật sư Đài đang ở tù. Tôi và ông Scott vẫn luôn bày tỏ
quan ngại về luật sư Đài và những người khác bị chính phủ VN giam cầm một
cách bất công.
Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi.”
Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, dự luật nêu rõ các nhóm tôn giáo thiểu số ở
VN như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, hay giáo hội Phật giáo VN Thống
nhất thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu. Kể từ năm 2016, VN ngày càng
gia tăng việc đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên và những người H’mong theo
Thiên Chúa giáo dưới hình thức cầm tù những người lãnh đạo.
Hiện tượng Hội Cờ Đỏ trước đó đã được BPSOS đề xuất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
nhằm có những giải pháp giúp đỡ cộng đồng Công giáo ở VN. BPSOS nêu rõ Hội
Cờ đỏ có sự hậu thuẫn từ chính quyền hoặc trực tiếp do chính quyền chỉ huy
để đàn áp nạn nhân thảm học Formosa nộp đơn khiếu kiện hay biểu tình phản
đối, gây chia rẽ giữa người Công Giáo và người không theo Công Giáo và tấn
công cộng đồng Công giáo cũng như xâm phạm nơi thờ phụng của họ. Chính quyền
Việt Nam thì luôn biện minh đây là nhóm quần chúng tự phát.
Từ tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một cách nghiêm
trọng như vậy, TS. Nguyễn Đình Thắng đã yêu cầu trước Quốc hội:
“Tôi đề nghị Chính phủ Mỹ đưa VN trở lại danh sách các quốc gia đặc biệt
quan tâm CPC hay ít nhất đưa VN vào danh sách cần quan sát về tự do tôn giáo
của quốc tế. Phê chuẩn luật Magnisky toàn cầu và luật tự do do tôn giáo quốc
tế chống lại không chỉ các quan chức chính phủ mà cả những hội nhóm không
thuộc nhà nước như Hội Cờ Đỏ. Hoa Kỳ cần thúc ép VN trả tự do ngay lập tức
và vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm và sửa đội lại luật pháp trong
đó có luật về tự do tôn giáo đảm bảo tuân thủ các công ước về nhân quyền mà
VN tham gia.”
Nhận định về tình hình nhân quyền ở VN trong thời gian qua, cựu dân biểu Cao
Quang Ánh nói với RFA:
“Năm 2017 VN đã tiến hành một cuộc đàn áp trên khắp cả nước đối với những
người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN. Cho nên lý do của
buổi điều trần hôm nay, chúng tôi muốn buộc Quốc hội phải cần bắt VN thay
đổi những hành động đó.
Họ nói là họ đưa ra những luật cho công dân tự do hơn nhưng những luật họ
đưa ra rất mơ hồ và nhiều khi công an địa phương sử dụng chính sự mơ hồ đó
để bắt bớ, đánh đập, buộc tội các nhà hoạt động còn tệ hơn là trước khi
những luật lệ được đưa ra.”
Phiên điều trần diễn ra chỉ vài ngày sau khi tòa án VN giữ y án sơ thẩm đối
với 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó người chịu án nặng nhất là
Luật sư Nguyễn Văn Đài, 15 năm tù và 5 năm quản chế.
Trước buổi điều trần 1 ngày, 90 tổ chức xã hội dân sự trên khắp thế giới
đồng ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Liên minh Châu Âu bác bỏ Hiệp định thương
mại tư do EU-Việt Nam. Lý do được nêu ra vì Việt Nam là một trong những nước
kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí và
tự do hội họp.
Các dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đã từng được Hạ viên Hoa Kỳ
thông qua nhiều lần, nhưng đều bị tắc ở cấp Thượng viện. Trước câu hỏi liệu
dự luật năm nay có gặp khó khăn khi qua cấp Thượng viện hay không, TS.
Nguyễn Đình Thắng cho biết:
“Một dự thảo luật luôn gặp khó khăn vì không đến 2 hoặc 3% các dự thảo luật
được thông qua trong mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội. Chúng tôi cố gắng đẩy mình
vào con số rất nhỏ nhoi đó.
Nhưng năm nay chúng tôi nghĩ rằng có nhiều cơ hội hơn. Bởi vì chỉ cần Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo một cách đầy đủ, trung thực, chi tiết về các vi
phạm nhân quyền VN thì tự động sẽ đẩy qua việc áp dụng các biện pháp chế tài
đã có sẵn ở dưới đạo luật Magnitsky toàn cầu và đạo luật về tự do tôn giáo
đã có sẵn. Mọi năm lên Thượng viện bị khựng lại là vì một số đề nghị biện
pháp chế tài trong dự luật nhân quyền cho VN.”
Năm 2017 và đầu năm 2018 được đánh giá là giai đoạn đàn áp nhân quyền trầm
trọng nhất trong lịch sử nhân quyền vốn bị nói là nhem nhuốc của VN. Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 4 vừa qua đã công bố phúc trình về tình hình nhân
quyền VN, trong đó lên án tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội,
báo chí, tôn giáo, cũng như tình trạng tra tấn, đối xử tàn ác, hạ phẩm giá
con người vẫn bị VN sử dụng với những tiếng nói bất đồng.
| GS Trần Phương phát biểu tại Hà nội CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ CNXH đã thất bại! Chủ nghĩa CS là ảo tưởng! Chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1) Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2) Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3) Đón Đinh Nhật UY ra khỏi chuồng cọp Phát thanh Khối 8406 -18.10.2013 http://www.whitehouse.gov/share/the-shutdown-is-over Hình Nhớ Người Thương Binh & Tri Ân Chiến Sĩ VNCH Trung úy phi công Nguyễn Văn Lộc _ binh chủng Không Quân Lịch sử chính xác sự thật về Hồ Chí Minh Bí mật về cái chết và xác ướp Hồ Chí Minh (P1) Bí mật về cái chết và xác ướp Hồ Chí Minh (P2)
Hồi Ký Nguyễn Mạnh Tường: Kẻ bị mất Thông Công || Nguyễn Huy Hùng: Hồi Ức Tù Cải Tạo Đỗ Văn Phúc - Cuối Tầng Địa Ngục Nguyễn Huy Hùng: Những dòng ký ức Tù Duyên Anh: Trại Tập Trung || Đồi Fanta Aleksandr I. Solzhenitsyn: Quần đảo ngục tù Đặng Chí Bình: Thép Đen LM Nguyễn Hữu Lễ: Tôi Phải Sống
Web VN
|
| |||
DiễnĐàn | QuanĐiểm | ThờiSự | CộngĐồng | ViệtNam | ThơVăn | KhôngQuênBạnTù | HoaThờiLoạn | TàiLiệu | Media | HồiKý | TổngHội | KhuHội Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com |
Copyright © 2001 by Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam All rights reserved. Revised: 08 Jun 2018 03:23 PM |