-
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.;
-
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
-
H8COOCDNV-OTTAWA;
-
CANADA H8COO1LienHoi-N-VIET;
-
Cong Dong NVQG Lien Bang HK
TS Mai Thanh Truyet
Trả lại Sự Thật cho Miền Nam Việt Nam
Tâm An: Nói về tác giả: George J. Veith, cựu đại úy Bộ binh, Ông là tác giả của các cuốn sách dưới đây :
1- Mật danh Bright Light: Câu chuyện chưa kể về Nỗ lực Giải cứu tù binh Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam (1998) (Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1998);
2- Không để lại ai phía sau: Bill Bell và Cuộc tìm kiếm tù binh Mỹ/MIA từ Chiến tranh Việt Nam (2004) (Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War (2004).
3- Tháng Tư Đen, Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-1975 (2012) (Black April, The Fall of South Vietnam, 1973- 1975 (2012).
4- Và gần đây nhứt, Ông vừa cho ra mắt vào cuối tháng ba, 2021 cuốn:” Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams (Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Vụn Vỡ Của Miền Nam Việt Nam).
Trong mùa Quốc hận 30/4 năm nay, cảm tưởng của anh Truyết về tác giả, một cựu quân nhân Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam, thưa anh?
MTT: Chào cô TÂm An, Thân chào thính giả vùng Nam Cali, có thể nói trong mùa Quốc hận năm nay, với quyển sách mới nhứt của tác giả George J. Veith là cuốn:” Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams - Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Vụn Vỡ Của Miền Nam Việt Nam”, tôi thấy Ông là người Mỹ nhưng có “tính Việt Nam” hơn rất nhiều người Việt Nam vì Ông đã…nghĩ, sống và nói nhiều về cuộc chiến trước và sau 30/4/1975. Qua ba cuốn sách trước đó mà Cô TA vừa nêu ra, tất cả đều tập trung vào một vấn đề. Đó là Câu chuyện Việt Nam và những hệ lụy. Có thể nói Ông là người ngoại quốc trong vài trăm người ngoại quốc nói về cuộc chiến Việt Nam sâu sắc nhứt đó, thưa Cô TA.
Tâm An: Xin anh lần lượt cho thính giả biết sơ lược về nội dung của từng cuốn sách của Ông Veith đi…
MTT: Trước hết, xin nói về cuốn sách:” Mật danh Bright Light: Câu chuyện chưa kể về Nỗ lực Giải cứu tù binh Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam xuất bản năm 1998 - Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War”. Trong cuốn nầy, Ông nhấn mạnh về … Lịch sử của lực lượng tình báo POW/MIA của Hoa Kỳ và các hoạt động cứu viện thời chiến từ lâu vẫn được che giấu dưới lớp vỏ bọc của an ninh quốc gia, cả công chúng và gia đình của những người mất tích đều không được biết đến. George J. Veith đã thu thập một loạt các tài liệu chưa từng thấy trước đây, bao gồm các cuộc đánh chặn của Tình báo quốc gia NSA mới được giải mật gần đây, các bức điện của Bộ Ngoại giao và các báo cáo thẩm vấn thời chiến cho thấy cách quân đội Hoa Kỳ tiến hành một nỗ lực tập trung để xác định, định vị và giải cứu POW/MIA của họ.
Code-Name Bright Light cũng theo dõi sự phát triển của các hoạt động tình báo tù binh quốc gia khác nhau và cung cấp cái nhìn sâu hơn về các hoạt động của Trung tâm Phục hồi Nhân sự Liên hợp, một đơn vị bí mật và tuyệt mật ở miền Nam Việt Nam chịu trách nhiệm giải cứu những người bị bắt. Hơn nữa, nó còn tiết lộ một trong những bí mật của POW/MIA được giữ chặt nhất, lý do chính khiến chính phủ không nghĩ rằng bất kỳ người Mỹ nào bị bỏ lại phía sau. Đó là một chương trình liên lạc bí mật giữa tù binh và quân đội Hoa Kỳ. Chương trình vẫn còn nhạy cảm này đã cung cấp danh tính và vị trí của các tù nhân Mỹ, đánh bại nỗ lực của Bắc Việt trong việc giữ bí mật tên và địa điểm của họ trong suốt cuộc chiến cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975 và sau đó….
Các cuộc đột kích và nỗ lực tạo nên câu chuyện về Mật danh Bright Light đã thành công trong việc giải cứu hàng trăm binh sĩ miền Nam Việt Nam nhưng chỉ giải thoát được một số ít người Mỹ. Tuy nhiên, mạng lưới nỗ lực rộng lớn là một minh chứng cho cam kết không rõ ràng của quân đội Hoa Kỳ trong việc giải phóng những người lính bị giam giữ của họ. Veith kết luận rằng Hoa Kỳ đã bí mật đi xa nhất có thể để giải phóng những người bị giam cầm trong tình huống thời chiến như thế này.
Tâm An: Còn cuốn thứ hai Ông viết vào năm 2004 “Không để lại ai phía sau: Bill Bell và Cuộc tìm kiếm tù binh Mỹ POW/MIA từ Chiến tranh Việt Nam (Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War, tác giả đã nêu lên điều gì nổi bật trong đó, anh Truyết?
MTT: "Leave No Man Behind", Không để ai lại phía sau là câu chuyện mạnh mẽ về nhiệm vụ của anh chàng Garnett "Bill" Bell, với cá tính mạnh mẽ, truy tìm và mang về nơi an toàn những tù binh Mỹ và những binh sĩ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam. Với kiến thức bách khoa của mình về Cộng sản Việt Nam và thông thạo nhiều phương ngữ khu vực khác nhau, ông đã thâm nhập vào hệ thống mà Cộng sản đã tạo ra để khai thác tù binh Mỹ. Trong cuốn sách này, Bell chia sẻ quan điểm của mình như một nhân chứng cho lịch sử trong giai đoạn nầy. Phải chăng nhân vật Bill Bell là hiện thân của tác giả?
"Không để ai lại phía sau" của Bill Bell vừa là một cuốn hồi ký về cuộc đời tác giả, vừa là một góc nhìn gián tiếp, sâu sắc về những gì ông đã trải qua với tư cách là người Trưởng Văn phòng Hoa Kỳ về các vấn đề tù binh/MIA từ năm 1991-1992 tại Hà Nội – Office of POW/MIA . Bell bày tỏ sự thất vọng liên tục mà ông gặp phải khi đàm phán với các đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tàn nhẫn, thiếu tiền mặt, các dân biểu Hoa Kỳ cũng như các gia đình đau buồn của các quân nhân Mỹ được coi mất tích hoặc bị chết. Mục tiêu duy nhất của Đảng CSBV là lợi dụng bất chính các sứ mệnh nhân đạo của Bell để đòi sự nhượng bộ kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ. Bằng cách treo lủng lẳng những hài cốt được lưu trữ của Hoa Kỳ và những câu trả lời chắp vá về cách người của chúng ta biến mất, Đảng CSBV đã tống tiền Hoa Kỳ để có doanh thu trong khi các gia đình đau buồn của những người mất tích phải chịu đựng, không muốn có câu trả lời và đóng cửa.
Tuy nhiên, cuốn sách nầy còn đưa ra nhiều sự kiện đã xảy ra hơn bất kỳ lịch sử truyền miệng, tiểu sử hoặc hồi ký nào khác mà bạn từng đọc. Veith đã tiết lộ ra toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam và kết quả là Hoa Kỳ đã tung ra nhiều nỗ lực để khôi phục những người bị mất tích hoặc bị chết. Dựa trên những chi tiết chưa được phát hành trước đây và qua những giai thoại hiếm có, bạn sẽ thấy cuốn sách này là vô giá khi xem xét sự phong phú của thông tin mà Bill Bell cung cấp!
Mất tích vượt ra ngoài tiêu chuẩn MIA/POW. Nó gần gũi và cá nhân, khi Bell tiết lộ nỗi đau phải chịu đựng khi mất cha vào một chuyến phi cơ rớt từ lúc còn thơ và người vợ đầu tiên cũng như con trai của anh ta trong một vụ tai nạn máy bay trong "Chiến dịch Babylift", một cuộc di tản hàng loạt trẻ em mồ côi từ miền Nam Việt Nam sang Mỹ và các nước khác chỉ vài tuần trước khi Sài Gòn rơi vào tay các quân đoàn của Bắc Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời (còn gọi là Việt Cộng) cũng bị CSBV tước quyền ngay sau đó, các cựu quân nhân, công chức miền Nam …bị quăng vào các "Trại cải tạo" ngay bên cạnh những nhận vật đầu não của các đảng phái. Tất cả đều bị coi là kẻ thù của Đảng CSBV.
Tâm An: Qua những điều anh tóm lược trong cuốn đầu tiên, có lẽ độc giã, việc anh Truyết nói về các cuốn sách tác giả Veith, dường như …đang được đọc từng trang của tác giả. Bây giờ xin anh cho biết nội dung của cuốn thứ ba là “Tháng Tư Đen, Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-1975 - Black April, The Fall of South Vietnam, 1973- 1975 viết vào năm 2012”. Phải chăng chính tựa để đã phản ảnh đúng như nội dung của cuốn sách?
MTT: Thưa Cô TA, đúng như vậy. Với cuốn Tháng Tư Đen, hơn bao giờ hết Ông đã trình bày theo thứ tự thời gian trong suốt từ Chương I cho đến Chương cuối cùng là Chương 18, trang trải trên 580 trang giấy chữ nhỏ. Tác giả Veith đã đưa chúng ta đi từ những ngày đầu tháng 5 năm 1968 tại Paris với những cuộc tranh luận giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ quanh chiếc bàn họp dài hình chữ nhựt hay hình vuông, một cách câu giờ để chờ một chiến thắng quân sự nào đó ở Việt Nam để tạo áp lực.
Cuối cùng Chương tiếp theo nói lên sự sụp đổ của Hiệp định Paris như thế nào dù đã ký ngày 27/3/1973.
Trong các Chương sau đó, tác giả dẫn chúng ta đi từ ngày 21/3/1975 tại mặt trận Ban Mê Thuột, để rồi kết thúc bằng ngày 30/4/1975 sau thông báo của TT Dương Văn Minh vào lúc 10:37 sáng ngày 30/4/1975 tại Saigon. Từ đó, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị xóa sổ.
Tâm An: Anh Truyết nói VNCH bị xoa sổ, nghe sao buồn quá anh! Nhưng thưa anh, qua cuốn sách mới nhứt vừa xuất bản như là một món quà của tác giả George J. Veith nhằm chia xẻ nỗi buốn của những người con Việt năm nay, năm 2021, tức là cuốn “Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams (Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Tan Vỡ Của Miền Nam Việt Nam), tác giả đã nói gì trong đó và có gì đáng lạc quan tích cực cho tương lai Việt Nam không qua tựa đề trên, thưa anh Truyết?
MTT: Đối với George J. Veith, Ông đã viết ba cuốn trước và cuốn thứ ba chấm dứt bằng việc thất thủ Saigon năm 1975. Nhưng với Ông dường như “đã thấy” con đường …vẫn còn trước mặt cho một việt Nam tương lai!
Ông đã viết nhiều về Chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại nhiều hội nghị, và làm chứng về vấn đề POW/MIA trước Quốc hội Mỹ. Cuốn sách thứ tư của ông viết về lịch sử chính trị, xã hội và kinh tế, viết về sự thăng trầm của miền Nam Việt Nam. Ông thấy rất nhiều điều về Việt Nam Cộng Hòa cần được làm sáng tỏ. Những điều về kinh tế, chính trị, xã hội... của Miền Nam chưa từng được nhắc tới. Các chính sách của Đệ Nhị Cộng hòa như "Tay Súng -Tay Cày" hay tinh thần quốc gia của người Miền Nam cũng chưa từng được nhắc tới được Ông nêu ra với những lời lẽ trân trọng gây nhiều cảm xúc cho người đọc.
Trong suốt tám năm sau, cuốn “Tháng Tư Đen – The Black April”, Jay Veith lại miệt mài tìm hiểu. Có một thời gian, ông phải bỏ việc làm chính để toàn tâm nghiên cứu. Kết quả, năm 2020, ông hoàn tất một tác phẩm mới, một nỗ lực nhằm mục đích…trả lại Sự Thật cho Miền Nam". Đó là tác phẩm:
Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams - Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Vụn Vỡ Của Miền Nam Việt Nam).
Drawn Swords in a Distant Land trình bày một câu chuyện hấp dẫn chưa được kể về sự thăng trầm của Việt Nam Cộng Hòa. Tạm gác những tranh luận về ý thức hệ lỗi thời sang một bên, nó cung cấp một đánh giá sâu sắc đầu tiên về những thành công và thất bại của miền Nam Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước của mình.
Hai chữ “Đấu kiếm” (Drawn Swords) làm nổi bật sự nghiệp của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người trên nhiều phương diện là hiện thân của hy vọng, ước mơ và vô số bi kịch của người dân miền Nam Việt Nam. Cuốn sách đã trình bày chi tiết mức độ mà những người Việt Nam Quốc Gia dưới sự lãnh đạo của ông đã xây dựng được một niềm tin vững chắc là sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, miền Nam có thể đứng vững trước hiểm họa của CSBV!
Một quan điểm được CSBV tuyên truyền cũng được nêu ra là: "Hà Nội được ban cho chủ nghĩa dân tộc, còn Sài Gòn được định là phải thua." Và sự sụp đổ thảm hại của Miền Nam tháng Tư 1975 dường như chứng minh quan điểm trên là đúng và, do đó, chẳng có gì cần bàn cãi thêm.
Thế nhưng, Miền Nam Việt Nam có riêng câu chuyện của nó nhưng lại bị bỏ qua. Đó là câu chuyện của Những Ước Mơ, như tâm sự của một người Miền Nam: "Chúng tôi có rất nhiều ước mơ: ước mơ tự do, ước mơ độc lập, và ước mơ ấm no cho toàn dân. Còn Cộng Sản thì chỉ có độc nhất một mong muốn, đó là dành lấy chiến thắng bằng mọi giá, ngay cả việc hy sinh người lính cuối cùng."
Và ông đã tiết lộ những tin tức sau cùng trước ngày 30/4/1975 như sau:”Một âm mưu của Pháp trong những ngày cuối cùng, kết hợp với một trong những đồng minh của Hà Nội, nhằm ngăn chặn Bắc Việt Nam đánh chiếm Sài Gòn. Kế hoạch trước đây chưa được biết đến này, cùng với nhiều hiểu biết mới hấp dẫn khác, làm sáng tỏ cuộc đấu tranh hỗn loạn mang tên Chiến tranh Việt Nam.”
Kết quả, mặc dù chiến đấu kiên cường bất khuất, Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận trước khi quốc gia non trẻ này hoàn thành việc phát triển nền tự do-dân chủ mà họ mong muốn.
Giờ đây, lịch sử phải xem xét lại những con người Miền Nam ấy với một cách nhìn công chính hơn.
Và ông chọn ngày 21/3/2021 để ra mắt sách. Phải chăng Ông muốn tưởng niệm ngày mất Ban Mê Thuột?
Tâm An: Qua suốt hơn 20 phút nghe anh Truyết nói về bốn cuốn sách của tác giả George J. Veith, TA nhận thấy đề tựa của cuốn sau cùng phát xuất ra một niềm tin mong manh cho dân miền Nam. Đó là …Những ước mơ vụn vỡ của người dân miền Nam (!), TA thấy sao sao đó! Phải chăng bốn cuốn sách trên đã thay cho những nhà viết sử Việt ghi lại một thời bi thương của miền Nam, đặc biệt của cả dân tộc Việt từ Bắc chí Nam mặc dù sau 21 năm từ 1954 đến 1975. CSBV đã chiến thắng bằng võ lực đánh đổi hàng triệu sinh mạng người con Việt. Và người thua trận không chỉ là người Miền Nam mà là cả một dân tộc. Nạn nhân chính là dân tộc từ Bắc chí Nam qua sự cai trị bạo tàn của CSBV sau gần 46 năm sau năm 1975.
Bây giờ TA xin hỏi anh Truyết là nhân mùa Quốc Hận năm nay, hiện tại anhTruyết đang nghĩ gì, anh có thể chia xẻ với thính giả được không?
MTT: Hôm nay xin được tâm tình cùng TA và Bà Con. Ngay từ đầu tháng tư, 1975, có thể nói cả miền Nam đang xôn xao vì ý tưởng Đi hay Ở lại? Và tôi cũng là một người trong đó. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.
Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi sau 10 năm xa cách! Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo tôi lại để làm một “cái gì” cho quê hương.
Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiều người suy nghĩ như tôi), đó là “Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ cũng là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được”.
Một khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Biết là sai lầm trong giai đoạn đó, nhưng tôi không bao giờ hối hận vì quyết định trên. Vì sao? Vì chính cái sai lầm oan nghiệt nầy đã làm cho tôi hiểu được người cộng sản Bắc Việt như thế nào…và chính điều sau nầy làm cho tôi dứt khoát hơn là chúng ta, những người con Việt hiền hòa không thể nào sống chung với những người luôn mang não trạng chuyên chính vô sản và không có tình người.
Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì trong những ngày hấp hối của Miền Nam?
Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:
· Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với những người thân vây chung quanh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc “Anh xem như em đã chết ngày hôm nay”.
· Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.
· Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Xanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Và tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.
Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quanh định mệnh nầy, không khác chi khúc quanh của nhân vật Thiệu (trong quyển tiểu thuyết “Dòng sông định mệnh” của nhà văn Doãn Quốc Sĩ). Nhân vật Thiệu “phải” rời bỏ khúc quanh của con sông Đuống đầy kỷ niệm tuổi thơ với Yến, một người bạn thời trẻ thơ mà sau nầy trở thành…người tình muôn thuở cho đến cuối đời, cả hai cùng di cư vào Nam tìm tự do”.
Đó là những ý nghĩ của tôi trước ngày định mệnh 30/4/1975. Và ý nghĩ đó cũng đã hiện về năm nay, và cũng từ đó hằn lên cho tôi ý nghĩ là tôi phải quyết tâm tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV trong những ngày còn lại trong đời, thưa cô Tâm An!
Tâm An: Thưa anh Truyết. Câu chuyện về 4 cuốn sách của tác giả George J. Veith đã đươc anh mổ xẻ tương đồi đầy đủ, cũng như những lời tâm sự mà anh ấp ủ trong suốt 46 năm qua, TA rất tâm đắc với anh qua những lời bộc bạch chân tình. Chắc chắn thính giả sẽ cảm nhận được những giây phút đau thương của dân tộc, đặc biệt là những người con Việt sống ở miền Nam trong giai đoạn lịch sử nầy. Xin anh có vài lời chia tay cùng Bà Con khắp nơi.
MTT: Thưa Bà Con, Thưa Cô Tâm An. Nhằm để thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước trong mùa Quốc Hận năm nay, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:
· Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. “Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO” (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.
· Lời ca của cố nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang đã kéo tôi về với thực tại, bài “Không phải là lúc”, bắt đầu bằng “Không phải là lúc ta ngồi đặt vấn đề”, để rồi kết thúc bằng một quyết tâm dứt khoát “…Làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và mê, cứ bắt tay gan lỳ, chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây nghĩ lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết khi nào mới làm xong!”
Và cũng chính vì mang quyết tâm trên mà tôi vẫn “Không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn đứa con Việt nầy dứt khoát đặt vấn đề những người đang tàn phá Ðất và Nước của Ông Cha để lại.
Tôi ”đặt vấn đề” với người Cộng sản Bắc Việt, kẻ thù ở phương Bắc đang tiếp tay đóng vai trò “thái thú biết nói tiếng Việt” cho Trung Cộng thực thi “Ðại Họa Mất Nước” để hoàn tất công cuộc Bắc thuộc lần thứ V.
Nhưng tôi cũng không quên dứt khoát đặt vấn đề với những kẻ cuối đời vẫn còn bon chen danh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy lợi danh của Cộng sản, cái bẫy của “cây gậy và củ cà rốt” với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt vẫn không cho ăn, cái bẫy của người “máy” Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia “bôi đen” người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy “gây rối cộng đồng” do những tay ăn bã của cộng sản; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm “người” của mình, bất kể đó là loại “người” gì. Và, lắm khi đó là những con “ếch” muốn làm con “bò”, cho dầu “ếch” hay “bò”, “nhỏ” hay “lớn”, vẫn không phải là... “người”.
Xin cám ơn Cô Tâm An về cuộc phỏng vần nầy.
Mai Thanh Truyết
Nỗi buồn tháng Tư 2021