Ðại-Dương
Khi còn ở cương vị Phó chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, Tập Cận Bình được chứng kiến sự phát triển toàn diện của Trung Quốc làm nảy sinh tham vọng thống trị toàn cầu. Phó chủ tịch Tập đã chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2012 cố làm giảm nhẹ mối căng thẳng Mỹ-Trung.
Ðồng thời, Tập Cận Bình phát hoạ chiến lược quốc gia nhằm đưa Trung Quốc vượt Hoa Kỳ trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Nhà nước Cộng sản lớn nhất thế giới vào 2049.
Tập Cận Bình hiểu rõ muốn hất chân Hoa Kỳ khỏi chiếc ghế Siêu cường duy nhất không phải chuyện dễ nếu hồi tưởng về cuộc Chiến tranh Lạnh lần Thứ nhất (1949-1991) giữa Liên Sô và Hoa Kỳ.
Vì thế, Trung Quốc phải cấp tốc gia tăng sức mạnh toàn diện. Nhờ nắm nhiều chức vụ lãnh đạo địa phương cũng như trung ương nên khi chiếm được ba vị trí quan trọng nhất tại Hoa Lục: Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương từ năm 2013, Tập Cận Bình dùng chiêu bài diệt trừ tham nhũng (đả hổ, diệt ruồi, săn cáo) nhằm mục đích tóm gọn quyền lực vào tay như Chủ tịch Mao Trạch Ðông đã làm.
Tập biết chưa thể trực diện đối đầu với Hoa Kỳ trên các phương diện quân sự, kinh tế, ngoại giao, công nghệ, kỹ thuật nên một mặt ve vãn giới chính trị gia Thế giới với khẩu hiệu “trỗi dậy trong hoà bình”; và ra tay bất ngờ khi có cơ hội.
Lợi dụng Chính quyền Barack Obama & Joe Biden vừa ngây thơ vừa au tri, TC Binh cao ngạo mà cưỡng đoạt Bãi cạn Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012; đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 hoạt động trong Vùng Ðặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014, đồng thời, do Obama bất động (hay đồng loã vì lời hứa chia đôi Thái Bình Dương với Tập Cận Bình) nên 7 đảo nhân tạo đã hoàn tất tại Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa).
Tập thăm Hoa Thịnh Ðốn năm 2015 để cám ơn Obama đã giúp Trung Quốc mở rộng kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (SCS), và cam kết “không quân-sự-hoá” SCS. Obama trúng kế “Hàn Tín luồn trôn” của Tập Cận Bình để tên lửa, radar của Trung Quốc tua tủa cùng với các phi đạo dành cho nhu cầu quân sự tại Trường Sa, Hoàng Sa và 2 đảo nhân tạo. Bắc Kinh tổ chức các cơ cấu hành chính tại Hoàng Sa và Trường Sa như một yếu tố cần thiết để được công nhận chủ quyền hợp pháp.
Tổng thống Obama cho phép Hải quân tổ chức ba cuộc “Tự do Hàng hải, FONOP” với điều kiện không đi vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể trên biển, kể cả các đảo nhân tạo, đồng nghĩa với công nhận chủ quyền của những thực thể do Trung Quốc trấn đóng. Ðiều này trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Obama-Biden không thúc đẩy Hiệp hội Các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đưa ra Tuyên bố Chung đòi Bắc Kinh tuân hành Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) liên quan đến chủ quyền biển của các quốc gia tranh chấp trên SCS. Hiệp hội Các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), kể cả nước thắng kiện Phi Luật Tân đều ngậm miệng ăn tiền của Bắc Kinh. Ðiều này chứng tỏ sự thua kém ngoại giao của Obama-Biden.
Khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thì các cuộc Tự do Hàng hải mới được thực thi đúng theo quy định của UNCLOS. Chiến hạm Mỹ có quyền đi vào vùng 12 hải lý của các thực thể biển chìm dưới mặt nước lúc thuỷ triều cao. UNCLOS quy định chúng chỉ được 500m an toàn.
Sau khi Biden chính thức thành Tổng thống Mỹ thứ 46, Tập Cận Bình liền cho phép Lực lượng Dân quân Biển tăng cường quấy rối, đe doạ ngư dân Ðông Nam Á hành nghề hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên SCS dù có nằm trong EEZ của quốc gia nào. Kiểu hoạt động này trong “vùng xám” tức vùng được gọi “có tranh chấp” sẽ loại mọi hoạt động khai thác tài nguyên của các nước duyên hải Ðông Nam Á, giành độc quyền cho Trung Quốc. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và các quốc gia duyên hải Ðông Nam Á không theo đúng quy định trong UNCLOS nên tạo điều kiện cho Bắc Kinh sử dụng chiến thuật “vùng xám”.
Bắc Kinh chính thức cho phép Hải quân, Hải cảnh được quyền bắn đạn thật vào tàu bè ngoại quốc đi vào Vùng-yêu-sách-chủ-quyền của Trung Quốc. Trong tháng 1-2021, Hải quân Mỹ thực hiện ba chuyến FONOP (nằm trong kế hoạch thời Trump), rồi yên lặng vì Biden sợ Tập nổi trận lôi đình.
Cuộc tập trận Hải quân của Trung Quốc kéo dài một tháng trên SCS khai diễn từ 1 tháng 3 năm 2021 với các lệnh cấm trên vùng biển quốc tế.
Ngoài Hải quân và Hải cảnh của Trung Quốc chịu tránh nhiệm cai quản Biển Nam Trung Hoa còn có Lực lượng Dân quân Hàng hải với hơn 3,000 chiếc tàu đồ sộ hơn ngư thuyền thông thường, có mũi tàu rắn chắc để húc hoặc dùng súng nước tấn công đối phương.
Nối tiếp vụ tập trận, Bắc Kinh viện lý do trú bão để đưa hơn 200 tàu thuộc Lực lượng Dân quân Hàng hải trú ẩn tại Rặng San hô Julian Felipe (Whitsun Reef, Ðá Ba Ðầu, Ngưu Ách Tiêu), cách Palawan 175 km (EEZ cách bờ 400 km), chỉ nổi khi thuỷ triều thấp dù bão không có thật. Rạng San hô này thuộc Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) nằm trong EEZ của Phi Luật Tân có thể được Bắc Kinh chuẩn bị dựng lên một “chòi trú bão” rồi dần dần xây thành một “cứ điểm quân sự” như trường hợp Ðá Vành Khăn. Thực thể biển này là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Trung Quốc bị Bắc Kinh độc chiếm năm 1995.
Lúc bị tố cáo, Bắc Kinh đã cho tàu Dân quân Biển chỉ lưu lại 45 chiếc tại Ðá Ba Ðầu trong số 254 chiếc hoạt động tại Trường Sa cùng với 4 chiến hạm (Theo New York Times, Apr 4). Khoảng 200 chiếc đang neo quanh quẩn Ðảo Thị Tứ (Thitu Island) do Phi Luật Tân trấn đóng. Chưa ai biết hoạt động của chúng vào ban đêm!
Giám đốc Greg Poling của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Bắc Kinh nghĩ rằng nếu họ sử dụng đủ áp lực trong một thời gian dài, thì Ðông Nam Á sẽ bị bóp chết”.
Ngoại trưởng Antony J. Blinken viết trên Twitter “Chúng tôi sẽ luôn đứng về phía các đồng minh của mình và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Nhưng, không có hành động cụ thể để chứng minh giá trị lời nói. Bắc Kinh từng nói hoạt động của họ trên SCS hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc tế!
Giữa tháng 4-2020, Tàu Hải Dương Ðịa Chất 8 của Bắc Kinh được hai chiếc Hải cảnh hộ tống đi khảo sát trong vùng EEZ của Mã Lai Á suốt một tháng cùng lúc tàu thăm dò dầu khí của nước này đang hoạt động. Chính quyền Donald Trump yêu cầu Bắc Kinh ngưng ngay “những hành vi dọa nạt” trên SCS, đồng thời, phái một Hải đội Xung kích Thuỷ bộ hạm, USS America tập trận chung với Hộ tống hạm HMAS Paramatta của Úc Ðại Lợi ở gần đó. Tiếp theo, một Cận duyên hạm Tác chiến của Hoa Kỳ đã đi song song cho tới khi tàu khoan dò dầu khí West Capella của Mã Lai Á hoàn thành công tác.
Hồi tháng 1-2020, Bắc Kinh cho tàu đánh bắt hải sản được Hải cảnh hộ tống hành nghề trong EEZ của Indonesia lập tức bị Tổng thống Joko Widodo (biệt danh Jokowi) phái chiến đấu cơ F-16, đưa Hạm đội I từ Jakarta tới Nhóm đảo Natuna gần Ðường 9 Ðoạn do Bắc Kinh yêu sách để sẵn sàng tác chiến và bảo vệ ngư dân. Jokowi cũng thị sát khu vực này nhằm chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng mọi giá và khích lệ tinh thần binh sĩ.
Indonesia, Ấn Ðộ, Nam Tư đồng sáng lập Phong trào Phi-Liên-Kết năm 1955 có 120 quốc gia thành viên mà thực tế thiên Cộng nên dù không phải thành viên Bắc Kinh vẫn rất thân thiện với Tổ chức này. Vì tương lai không-cộng-sản mà Trung tướng Suharto dẹp cuộc đảo chánh do Ðảng Cộng sản Indonesia (do Bắc Kinh giật dây), sát hại trên 500,000 người. Từ đó, Indonesia thân Tây Phương hơn Trung Quốc.
Do cần phát triển kinh tế nên Indonesia chấp nhận cho Bắc Kinh đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời, mở cửa cho phép các công ty Nhật Bản tham gia để không bị Trung Quốc bắt nạt, chèn ép. Indonesia có được hai nguồn đầu tư cho hạ tầng cơ sở với giá cả hợp lý.
Trái lại, Tổng thống Phi Luật Tân (2016-), Rodrigo Duterte muốn làm hài lòng Bắc Kinh nên vo ve bên cạnh Tập Cận Bình để được lời hứa đầu tư 24 tỷ USD, nhưng, 4 năm sau, chưa có dự án nào hoàn tất mà Duterte nài nỉ vẫn bị làm lơ. Bắc Kinh chỉ đầu tư vào các dự án viễn thông, sòng bài hoặc các cơ sở quân sự ở các vị trí an ninh trọng yếu. Trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đã làm nhục Lư?c lươ?ng quốc phòng Philippines. Manila thắng lớn trong vụ kiện năm 2016, nhưng, Tổng thống Duterte lặng thinh để Trung Quốc mạt sát Phán quyết của PCA.
Như cầu phát triển của Indonesia và Phi Luật Tân giống nhau. Jokowi bảo vệ được chủ quyền vì ngang nhiên đương đầu với Bắc Kinh trong khi Duterte chẳng được xơ múi gì!
Phần lớn các quốc gia Duyên hải Ðông Nam Á tuyên bố “không theo bên nào” cuối cùng vẫn bị chiếc vòng kim cô của Bắc Kinh ngày càng siết chặt. Ðừng chờ mà từng quốc gia phải tự gỡ bỏ như kinh nghiệm của Nhật Bản và Ðại Hàn nhờ có quân đội Mỹ đóng quân từ sau Ðệ nhị Thế chiến.
Hai quốc gia đó phải đóng chi phí hàng tỷ USD, đồng thời tự sản xuất nhiều phương tiện chiến tranh đủ sức phối hợp tác chiến với Hoa Kỳ trên nhiều mặt trận kinh tế, ngoại giao, chính trị, công nghệ, kỹ thuật … khiến cho Bắc Kinh thèm rỏ dãi mà chẳng làm gì được.