Đồng Bào Việt Nam Thân Yêu Của Chúng Tôi, Có Tội Tình Gì Phải Chịu Khốn Khổ Như
Thế Này !!!?? "
Trung Chau
-
Gia Cao;
-
Fanxico Tran;
-
bangphong dangvanau;
-
hoahoanglan;
-
Loc Vu;
-
NGUYEN THANH;
-
Tinh Phan;
-
Hoang Co Lan
" Đồng Bào Việt Nam Thân Yêu Của Chúng Tôi, Có Tội Tình Gì Phải Chịu Khốn Khổ Như Thế Này !!!?? "
Cũng chỉ vì một lũ vẹm vô lương và ngu dốt !
Kính thưa Quý Vị, Quý NT và CH…
Trong thời gian ác dịch tầu cộng bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt tại Saigon Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa…
1.- Các loại thuốc chủng ngừa của Tây Phương, đã được dồn dập viện trợ gởi đến Việt Nam từ nguồn Covax, nhiều nhất là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tất cả hoàn toàn miễn phí, bao gồm cả các trang bị để bảo quản thuốc chủng, cùng với gần 30 triệu Mỹ Kim tiền mặt ( tin chắc là bọn vẹm chóp bu đã chia nhau..!!) ** Việt Nam là quốc gia được Hoa Kỳ giúp đỡ nhiều nhất.
2.- Trong khi đó chúng hô hào dân đóng góp (chẳng qua là 1 hình thứ bóc lột) mục tiêu lên đến 11 ngàn tỷ đồng vẹm tương đương trên 400 triệu Mỹ kim để mua thuốc chủng ngừa..(lại thêm món béo bở để lũ vẹm chóp bu chia nhau..!!)
3.- Bây giờ thì chúng lại dùng vũ lực bắt buộc dân chúng đi thử nghiệm, và phải trả chi phí xét nghiệm..( Được biết bộ thử nghiệm mua số nhiều chỉ khoảng 1 đô la. Bắt ép dân sau khi xét nghiệm chi phí tính ra hơn 10 đô la.) Vẹm kinh doanh mua một, lời 10, trên mồ hôi, nước mắt của dân lành đang khốn khổ..
Kính thưa Quý Vị, Quý NT và CH,
Xin mời Quý vị theo dõi bản tin ngắn, và hai bài viết từ trong nước, để thấy rõ lũ vẹm không làm một điều gì hữu ích, thiết thực giúp dân lành trong hoàn cảnh ác dịch tầu cộng bùng phát, ngược lại chúng lợi dụng ác dịch để đàn áp, bóc lột đồng bào thân yêu của chúng ta, đang sống trong hoàn cảnh quá khốn khổ cơ cực, không một chút nương tay !!!!
Trân trọng.
Tin Việt Nam - Hoa Kỳ tặng thêm cho Việt Nam gần 1 triệu rưởi liều vaccine Pfizer
Hoa Kỳ thông báo tặng thêm Việt Nam gần 1 triệu rưởi vaccine Pfizer nhằm ứng phó với COVID-19 thông qua tổ chức Covax, được chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam vào tối 2/10.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, lô vaccine COVID-19 lần này được chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, tiểu bang Michigan, nâng tổng số vaccine Hoa Kỳ tặng Việt Nam lên 7,5 triệu liều.
Ngoài 7,5 triệu liều vaccine Pfizer được Hoa Kỳ trao tặng thông qua tổ chức Covax, Việt Nam đã nhận gần 4 triệu hai liều vaccine từ công ty AstraZeneca.
Tổ chức COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành và UNICEF đóng vai trò phối hợp phân phối chủ chốt. Hoa Kỳ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho tổ chức COVAX.
Ngoài việc trao tặng hàng triệu liều vaccine, ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Hoa Kỳ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu Mỹ kim giúp Việt Nam ứng phó dịch.
Hồi tháng 6/2021, ông Joe Biden đã tuyên bố sẽ trao tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 92 quốc gia. Tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về COVID-19 hôm 22/9, ông Joe Biden tiếp tục tuyên bố sẽ cung ứng thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer, nâng tổng số vaccine Hoa Kỳ cam kết tặng cho thế giới lên hơn một tỷ liều.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, dựa trên nền tảng là mối liên lạc hợp tác lâu dài giữa hai nước. Theo dữ liệu của Tòa Bạch Ốc công bố hồi tháng 8, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận nhiều vaccine nhất từ Hoa Kỳ.
Việt Nam đặt mục tiêu tiếp nhận 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 1/10, Việt Nam đã xử dụng hơn 42,8 triệu liều vaccine, trong đó hơn 33 triệu người đã tiêm một mũi, 9,8 triệu người được tiêm hai mũi.
Sài Gòn đang đói và mọi người bỏ chạy, chánh quyền "của nhân dân" làm lơ, coi như không biết gì,chỉ chống dịch Covid bằng hàng rào kẽm gai và súng AK47.TRỞ VỀ VỚI MÁU, NƯỚC MẮT VÀ BUỒN TỦI.Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê. Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay. Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về. Có người về trên chiếc xe gắn máy chở cả gia đình vợ chồng con cái với chút gia sản ít ỏi cột theo xe. Cũng có người trở về với chiếc xe đạp với con đường diệu vợi hàng trăm, hàng ngàn cây số. Cũng có người trở về bằng đôi chân trần, lếch thếch trên con đường cái quan với hành trang chỉ là chiếc ba lô nhỏ. Cũng có ba cha con trở về bằng chiếc xe kéo tự chế, con ngồi, cha kéo như một trò chơi để mong về mảnh đất còn xa hơn trăm cây số. Cũng có gia đình ba thế hệ cùng đi bộ về, bước chân không còn vững nhưng cố gắng rời rạc bước khi cơn giông và bầu trời đen kịt kéo về báo hiệu cơn mưa lớn. Trong đoàn người về quê tối 6.10, tại chốt kiểm soát của thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, đoạn giáp ranh với địa phận tỉnh Long An. Trạm CSGT thị trấn Tân Túc phát hiện bà Trần Thị Ớt 76 tuổi đi bộ đẩy chiếc xe nôi từ thành phố về Thoại Sơn, An Giang vì chồng tai biến trở nặng. Hình ảnh cụ bà lưng đã còng, chậm rãi đẩy chiếc xe chất đầy đồ đạc đi hàng trăm cây số khiến ai nhìn thấy cũng lặng người.Tất cả đều chung hoàn cảnh là trong túi chẳng còn bao nhiêu tiền nữa. Bởi nếu còn khá tiền, họ sẽ cố ở lại để đợi chờ cơn dịch đi qua. Cả đoàn người về miền Trung, miền Bắc đi trong cơn mưa, những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác, những đôi mắt người lớn mệt mỏi, u buồn. Những chiếc áo mưa mỏng manh không che được cơn mưa lớn, tất cả ướt sũng vì nước mưa và khuôn mặt họ đầy nước mắt. Họ được dân địa phương tặng cho chén súp, chén cháo nóng giữa đêm, họ được chăm sóc như người thân và họ khóc vì cảm động.Cặp vợ chồng chở nhau trên chiếc xe đạp, người vợ mang bầu đã đến tháng thứ tám, chỉ còn 100.000 đồng cho cuộc hành trình. Cả gia đình hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ sau khi trả những đồng tiền cuối cùng của mình cho việc xét nghiệm kiếm cái giấy đi đường chỉ còn lại 50.000 đồng. Cặp vợ chồng trẻ đi bộ về quê khi chẳng còn một đồng trong túi sau hai tháng ở gầm cầu vì bị đuổi ra khỏi nhà trọ do không còn tiền để đóng, người vợ đang mang thai, mấy hôm đi bộ nhiều nên có lẽ động thai, ra huyết. Chị mong đi đến được nhà cô chị để nhận được 200.000 đồng như lời hứa của cô chị, đi khám thai rồi tiếp tục đi bộ trên con đường quy hương. Không biết cặp vợ chồng trẻ này bao giờ mới được về nhà. Xem clip mà nước mắt cứ trào ra thương biết bao thân phận, thương quá cho nỗi đau, nỗi khổ của đồng bào mình. Cũng may trên con đường trở về, họ đã được nhiều người dân đùm bọc, giúp đỡ. Chỉ có dân giúp dân, lá lành đùm lá rách và cũng có cảnh lá rách đùm lá nát. Cặp vợ chồng đi xe đạp nhận 5 triệu đồng của một người qua đường mà cứ ngỡ trong mơ. Cặp vợ chồng trẻ được anh Khương Dừa trao tặng 5 triệu đồng với lời nhắn nhủ phải đi khám thai rồi tính gì thì tính. Cô gái mừng rơi nước mắt, khóc vì cảm xúc, khóc vì được giúp trong bế tắc và có lẽ cũng là giọt nước mắt tri ân vì đời vẫn còn người tốt.Cuộc trở về không chỉ có giọt nước mắt mừng vì được có người giúp miếng ăn, chai nước, ít tiền hay phương tiện để đi được thêm một chặng đường. Mà còn những giọt nước mắt nghẹn ngào đau xót trước cơn hấp hối của con như nước mắt của người mẹ trên đỉnh đèo Hải Vân trong đêm mưa khi thấy con mình đã gần như ngưng thở vì đói, rét và gió gụi đường trường. "Trong tiếng động cơ khởi động ồn ào, một bà mẹ bất ngờ khóc thét khiến cả đoàn xe máy sắp xuất phát phải dừng lại. Đứa trẻ đã ngất xỉu trong lớp áo mưa. Bà mẹ trẻ bồng con sơ sinh lao thẳng về phía có các tình nguyện viên, cầu cứu.Nhanh chóng bế đứa nhỏ khỏi vòng tay mẹ, một tình nguyện viên cũng là y tá của bệnh viện ôm đứa nhỏ chạy vào một quán nước trên đỉnh đèo. Các y tá, bác sĩ khẩn cấp sơ cứu.Qua kiểm tra, nhóm tình nguyện nhận định cháu bé ngất xỉu do tụt đường huyết vì quá đói và mệt sau chặng đường dài.Người mẹ quê tỉnh Nghệ An khóc kể lại rằng, trên đường đi cháu bé nôn ói, không ăn được gì. Khi đến đỉnh đèo Hải Vân thì hết nôn ói, chị mở chiếc áo mưa ra xem thì đứa trẻ đã lịm…"(trích báo)Tiếng kêu "cứu con tôi với" đầy nước mắt vang lên trong cảnh nhộn nhạo của cuộc di tản chứa nỗi tuyệt vọng và bi thương. Cũng may đứa bé được cứu sống kịp thời, nếu không cuộc trở về sẽ là cơn ác mộng theo mãi người mẹ trẻ. Nhưng cũng có người đã phải chết trước khi về được ngôi nhà, làng xóm thân yêu của mình. Hai mẹ con chết vì bị tai nạn giao thông khi vừa đến Quảng Nam. Một cặp vợ chồng bị xe cán khi đã đến ranh giới quê nhà. Người chồng chết ngay dưới bánh xe tải và người vợ đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện. Và còn nhiều trường hợp nữa phải dừng lại giữa đường không được về với quê hương. Cuộc trở về không chỉ có nước mắt mà còn có cả máu, còn có cả sinh mạng của một số người. Nỗi đau này ai là người chịu trách nhiệm? Nếu đủ điều kiện để ở lại, chắc họ sẽ không làm cuộc phiêu lưu đầy giông bão để trở về. Và chắc họ sẽ không phải chết.Vượt bao nhiêu khó khăn để trở về quê, có người phải bỏ mình trên con đường về. Nhưng buồn thay, họ lại bị lãnh đạo quê nhà từ chối. Ngay từ đầu khi có dịch ở trên thế giới, chính phủ đã thực hiện nhiều chuyến bay để chở những người con xa xứ ở Châu Âu, ở Nhật Bản, ở Ấn Độ trở về. Thế sao những người lao động nghèo ở trong nước lại không được trở về quê như họ mong ước. Họ bị rào kẽm gai, chốt chận chặn lại. Họ rớt nước mắt trong mưa, họ hò hét đến khản cổ, họ thắp nhang quỳ lạy giữa lộ. Rồi họ được về, nhưng lãnh đạo địa phương không muốn nhận. Họ lo giữ cái ghế của mình hơn là nỗi đau của đồng bào. Những người trở về không chỉ có nước mắt, máu mà còn có buồn tủi. Buồn vì họ trở thành kẻ xa lạ trên quê nhà của mình. Tủi vì họ không được chấp nhận. Khi người anh không nhận đứa em trong cơn nguy khốn của mình trở về thì là bất nghĩa. Khi lãnh đạo không nhận đồng bào của mình trong lúc khó khăn thì gọi là bất nhân. Làm lãnh đạo, làm con người mà bất nghĩa, bất nhân thì làm sao tạo được lòng tin. Lãnh đạo bất nhân, bất lực, bất tài chỉ khiến cho dân đã khổ càng thêm khổ. Dân buồn, dân tủi vì lãnh đạo quê nhà từ chối họ, họ trở thành người lạ ngay trên chính quê hương mình.Trở về vì không còn chút gì trong tay để sống. Trở về với cái túi đã cạn sau bốn tháng không được làm việc. Trở về vì bế tắc không còn đường thoát. Thế mà lãnh đạo địa phương bắt phải trả tiền cho những xét nghiệm, trả phí cách ly một ngày 80.000 tiền ăn và 40.000 chi phí khác. Tiền đâu dân đóng? Các ông đang nghĩ gì vậy? Nếu còn tiền họ đâu có nghĩ đến chuyện trở về để làm phiền các ông? Các ông tàn nhẫn quá, bóp cổ, vét hết túi tiền của dân chăng? Xét theo luật, xét nghiệm và chữa trị cho người nhiễm virus là miễn phí, sao các ông lại tính chuyện bóp cổ dân nghèo? Bòn rút đến nước ấy thì tệ quá.Những cuộc trở về với máu nước mắt và buồn tủi như thế vẫn đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này. Bao giờ mới chấm dứt những cuộc di tản đau buồn đó. Và biết đến bao giờ dân nghèo mới bớt khổ đau?Thương quá đồng bào tôi ơi!Các Cháu Bé Có Tội Tình Gì ! ??
***********************************************************
Tội cho dân tôi!!
Nếu đây là thời chiến tranh thì còn hiểu được. Nhưng sau 45 năm “thống nhất và hoà bình”, cảnh dân chúng nháu nhàu tìm đường chạy thoát khỏi thành phố mang tên ông Hồ, cảnh tượng không khác gì một ngày xưa năm cũ, dân chúng miền Nam bỏ tất cả để ra đi tìm tự do, thoát khỏi nạn cộng sản. Ngày nay cũng vậy. Ừ thì vì đói và vì dịch. Nhưng nhất là nhờ chính sách phòng chống đại dịch của các đỉnh cao trí tuệ ở Hà Nội. Thấm thía câu của ông Nguyễn văn Thiệu: Để đất nước mất vào tay cộng sản là mất tất cả.Thật tội nghiệp cho dân tôi, nước tôi!
Nhưng những người vượt thoát khỏi Saigon để về quê vì đói không được nhà nước cộng sản đồng ý dù biết rõ là không thể giam giữ họ lâu hơn được nữa. Họ bị chặn lại tại các “nút chận” bên ngoài các tỉnh lỵ vì hai lý do:
Lý do thứ nhất: họ là mầm mống để lây lan dịch bệnh Covid ra khắp nơi, tại những nơi được coi là quê nhà của họ, những “vùng xanh” vì tình trạng lây nhiễm chưa trầm trọng như ở Saigon.
Lý do thứ hai: Khi lệnh cách ly “nhà với nhà” được nhà nước cộng sản tháo gỡ sau 4 tháng nhà nước chống dịch không thành công thì những người tạm cư tức những người dân ở khắp nơi vào Saigon để lao động đã không có thể “bám trụ” tại Saigon được nữa. Cuộc “tháo chạy” lịch sử trong thời bình này nhà nước ta thực sự không ngờ tới vì từ lâu người dân đã được nhà nước coi như “lợn”, nhà nước bảo sao nghe vậy. Do đó khi nghe tin người dân tháo chạy khỏi Saigon thì ông “thủ lợn” Phạm Minh Chính ra lịnh cho công an và bộ đội ‘khuyên” người dân nên trở lại nơi xuất phát vì nếu họ bỏ đi hết thì làm sao các công nghiệp có thể mở cửa sản xuất trở lại cho nhà nước thu tiền. Trong lúc bối rối, ông “thủ lợn” quên mất tiêu “nơi xuất phát” của họ là đâu? Dinh Độc Lập của VNCH hay là lăng Ba Đình? Ông “thủ lợn” quên nó chỉ là những phòng trọ tồi tàn, sản phẩm của nền công nghệ “bán mạng nuôi thân” của XHCN mà sau 4 tháng thất nghiệp, họ không có tiền để trả nên đã bị đuổi ra đường?
Thông báo của nhà nước cho biết, họ sẽ phải vào hết tại các trại “tập trung” dã chiến bên ngoài các tỉnh thành, và được chia ra làm 2 loại: nếu đã chích ngừa, đã từng nhiễm Covid thì sau khi test nhanh và kết quả là âm tính thì họ sẽ được đi và chỉ phải cách ly thêm 7 ngày khi về đến nhà. Những người chưa chích ngừa, dù test âm tính cũng phải ở lại trại “dã chiến” 7 ngày, mới được cho đi về, nhưng nếu kết quả dương tính thì lại phải ở lại các trại “tập trung” để … trị bệnh. Không nghe nói gì về việc những người test âm tính có được chủng ngừa ở những nơi này hay không? Mà chủng thuốc gì? Hay là nhà nước ta xin được thứ gì thì chích cho dân thứ đó, hơi đâu mà bỏ tiền ra mua thuốc tốt để cứu dân! Cũng nghe luôn tin từ các nhà truyền tin “quốc dân” tức các youtuber trong nước (chứ không phải từ 700 tờ báo đảng) là những nơi này đều đã quá tãi và … điều kiện vệ sinh rất kinh khủng, để “con người” sinh sống được đã khó chứ đừng nói đến việc chữa bệnh hay phòng bệnh.
Ở hải ngoại tôi đã có vài lần được nghe, được nhìn thấy các nhà “ngoại giao” cộng sản với vẻ mặt đắc thắng và giọng nói huênh hoang, đầy “hiểu biết” khi nói về chế độ. Nếu tôi được gặp lại họ bây giờ, tôi sẽ hỏi họ nghĩ sao về bài diễn văn của ông Bảy Nẩu ở diễn đàn LHQ? Không lẽ những nhà ngoại giao “tuyến đầu’ của chế độ cũng không được đóng góp ý kiến gì khiến ông Bảy Nẩu - biểu tượng của “con rồng”Việt Nam trở thành một con … cù lúi. Tôi sẽ hỏi họ nghĩ sao về cuộc tháo chạy của người lao động Việt Nam, “rường cột” của chế độ vô sản ra khỏi thành phố mang tên Bác như thế? Nhà nước ta sao bây giờ lại “hèn” thế, sao không “nắm” cái bao tử mà dạy dân? Tịch thu gạo, tịch thu … mì gói, tịch thu xăng…. đứa nào chạy nổi? Đứa nào còn tháo chạy thì đứa đó phải là .. phản động, giam chúng lại, cho đi cải tạo hết, phải dạy cho chúng biết thế nào là lễ độ. Hay là bọn con cháu bác Hồ ăn no, ngủ kỷ nên mập như heo, sức mấy mà lao động với sản xuất nổi, giết hết bọn “phản động” này thì các công nghiệp nước ngoài dọn qua Cuba, qua Pakistan, qua Bangladesh, bọn chúng lấy gì mà cho vô họng. Cứ nhìn qua hình ảnh các ông nhô Bắc Kỳ nay đã là những ông tỉnh ùy các tỉnh phía nam thì rõ. Ông “thủ lợn” Phạm Minh Chính sợ “dân” là phải.
Khi con Covid bùng nổ vào tháng 5 năm 2021 thì thuốc chủng đã có. Có nghĩa là nhà nước ta có hơn một năm để phòng, chống dịch. Tháng 7 năm 2020, khi người Mỹ chết như rạ ở New York, ông Bảy Nẩu Nguyễn Xuân Fúc mời “những cây cột đèn bên Mỹ về Việt Nam” tránh dịch một cách rất tự tin. Việt Nam không cần một biện pháp nào phòng dịch cả, các bác sĩ Việt Nam giỏi nhất thế giới về trị liệu Covid, có ông phi công Anh, phổi cứng như đá rồi mà bác sĩ Việt Nam còn cứu được như chơi. Chắc là khi đó cô Vi đã được ông Bảy Nầu “thả thính” rồi, em mà mò đến Việt Nam là ông “lò vôi” sẽ ném em ngay vào hầm cá sấu nên suốt cả năm dài, cô Vi sợ bác Bảy Nẩu Fúc, cô đếch dám mò về. Thế giới nhìn thấy dân Việt Nam nhởn nhơ tràn ngập đường phố, người lao động tiếp tục buôn bán thân mật đầy các vỉa hè, các bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng đầy du khách Tàu thì … bái phục và tin rằng cơ thể người Việt Nam phải có một “phép lạ nhiệm mầu” nào đó, cả thế giới ai cũng sợ Covid, trừ người Việt Nam.
Ai biết đâu chuyện … chưa cháy nhà nên chưa lòi mặt chuột. Hãng tin Reuters ngày Chủ Nhật (3 tháng 10) loan tin Bộ Y tế VNCS báo cáo có 5,490 ca nhiễm mới trong ngày Thứ Bảy 2 tháng 10 nâng tổng số ca nhiễm Covid tại Việt Nam là 803,202 và 19,601 ca tử vong kể từ tháng 4 năm 2021. Phần lớn ca nhiễm mới là ở thành phố Saigon (2,723 ca) và những vùng phụ cận (1,517 ca ở Bình Dương) và (509 ở Đồng Nai). Cũng theo Bộ Y Tế VNCS thì đã có 664,938 ca hồi phục và 43.7 triệu liều Vaccine đã được chích cho dân Việt Nam nhưng chỉ có trên 10 triệu người được tiêm đủ 2 mũi.
Cũng trong một bản tin khác của Bộ Y Tế VNCS dưới tiêu đề: “Hàng vạn người về quê, FO tràn lan khắp nơi, Lãnh đạo ngỡ ngàng, không ngờ người về đông thế”: các tỉnh miền Tây báo động vì các ca nhiễm mới đều là những người tháo chạy về quê. 700 trường học, cơ sở quân đội ở miền Tây đã được trưng dụng để làm “trại dã chiến”. Chỉ trong 2 ngày sau khi lệnh “cách ly” nhà với nhà được nhà nước ta giải tỏa, có trên 80,000 người đã đi về quê miền Tây mang theo tất cả những gì họ có thể mang theo được. Công an và bộ đội chỉ ra mặt “khuyên nhủ” ở lại trong đêm đầu tiên rồi sau đó, không nghe ai nhắc đến chuyện “người ơi người ở đừng về” nữa. Tỉnh Sóc Trăng đã đón 40,000 người về trong đó có nhiều ca dương tính. Tỉnh An Giang có 30,000 người về. Tỉnh Hậu Giang có 7,500 người về.
Tại tỉnh Bình Dương, có 800 người tháo chạy về Tây Nguyên trong đêm đầu tiên được giải tỏa. Phạm Ngọc Nghị, tỉnh ủy tỉnh Đắc Lắc cho biết có 8,000 người về tỉnh này. Nhưng đau lòng nhất là 500 người đàn ông, phụ nữ mang theo cả con trẻ đi bộ về quê, từ huyện Tân Uyên, Đồng Nai về Hà Giang kể cả một phụ nữ sắp sinh. Xem clip Sức khỏe và Đời Sống của Bộ Y Tế CSVN thì những người đi bộ về quê này cho biết không còn đường nào khác để sống nơi “đất khách” vì thất nghiệp quá lâu, không còn tiền mua thực phẩm, cũng không hy vọng được cứu trợ vì không có hộ khẩu, phương tiện chuyên chở công cộng hiện nay cũng không có nên phải đành đi dọc theo đường Trường Sơn để về lại quê nhà dù đó là một con đường dài 1,800km. Cô gái tên Kính trong clip đã khóc và nói ‘Em đã khóc rất nhiều trước khi cùng chồng quyết định đi bộ gần 2000km để về quê dù em đang mang thai vì chúng em không còn chọn lựa nào khác. Chúng em chỉ còn có $50,000 và 5 gói mì Tôm”.
Thành phố Saigon ước lượng có 13 triệu người nhưng chỉ có trên 9 triệu là có hộ khẩu nên Youtuber Cuộc Sống Saigon cho rằng sẽ có trên 2 triệu người lao động mất việc do dịch Covid sẽ phải về quê, không tìm cách “bám trụ” ở Saigon vì không ai tin tưởng vào lời hứa hẹn sẽ cứu trợ của nhà nước. Họ lại càng không tin vào việc ở lại đi làm … để cứu ngành công nghiệp của thành phố mang tên Bác như bác “thủ lợn” Phạm Minh Chính khuyên cả.
Lịch sử của đảng CSVN sẽ phải ghi lại rằng vào năm 2021, khi cơn đại dịch Covid đi qua Việt Nam, những người Việt Nam đã phải tháo chạy bằng mọi phương tiện kể cả phải đi bộ theo con đường lịch sử mang tên Bác là đường mòn Hồ Chí Minh để không phải chết đói trước khi chết dịch. Bản tin nhắc đến “con đường Hồ Chí Minh” chắc vì muốn nhắc nhở chúng ta rằng nhờ con đường mang tên Bác đó mà bộ đội Bắc Cộng đã thành công trong việc mang thiên đàng XHCN về cho dân tộc. Bây giờ Bác có linh thiêng xin Bác mang họ về đến quê nhà bình an, không bị nhiễm Covid tại những trại tập trung, Bác ơi. Bác và đảng đã có thêm 45 xây dựng đất nước trong thời bình, tặng cho Cuba được 12,000 tấn gạo không lẽ Bác lại để người dân của Bác chết vì đói trước khi được tiêm thuốc chủng ngừa của Cuba? Điều đáng chú ý là dọc đường các tỉnh phía Nam luôn có những nhóm từ thiện phát nước và mì gói cho người tháo chạy. Cảnh tượng vô cùng cảm động.
Trên đây là những con số do đảng CSVN đưa ra về tình trạng đại dịch ờ Saigon và các tỉnh phía Nam. Thực tế số người về quê chắc là lớn hơn nhiều. Những người rành đường xá của địa phuong mình cư ngụ sẽ tìm cách đi đường tắt để tránh những tụ điểm kiểm soát của công an vừa tránh việc tốn tiền thử test, vừa đỡ mất thì giờ cách ly khi về đến địa phương. Tới đâu hay tới đó. Tránh dịch không bằng tránh đói mặc dù họ có thể sẽ là một nguồn lây lan của dịch bệnh không kiểm soát được.
Trong cùng một bản tin của hãng Reuters về Covid tại Việt Nam đã cho thấy một hình ảnh khác hơn ở Hà Nội với lời chú thích s
Dân chúng mang khẩu trang đang tập thể dục tại các công viên trong thành phố hoặc đạp xe trên đường phố Hà Nội sau khi lệnh cách ly tại gia do dịch Covid -19 được bãi bỏ sau 3 tháng.
(People wearing face masks exercise at a park or cycling on the street in Hanoi, Vietnam after restrictions imposed for the past three months due to the Covid-19 pandemic were lifted. Reuters)
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày Thứ Bảy 2/10 cũng vừa loan báo là chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thêm cho Việt Nam 1,499,940 liều thuốc chủng Pfizer qua tổ chức COVAX để giúp cho Việt Cộng chống dịch. Lượng Vaccine này đã đến Hà Nội vào tối cùng ngày từ viện bào chế Pfizer ở thành phố Kalamazoo, tiểu bang Michigan. Đây là lần viện trợ thứ Ba mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam: lần đầu tiên là 5 triệu liều Moderna, lần thứ hai là 1 triệu liều Pfizer ngày bà Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Việt Nam và Thứ Bảy vừa qua là 1.5 triệu liều Pfizer. Thế thì đợt này chắc đến phiên ông già, bà già của vợ nhỏ của cán bộ chích được rồi. Vợ lớn thì chắc đã chích lâu rồi.
Ngoài 7.5 triệu liều vaccine do Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam còn nhận được 4,176,000 triệu liều AstraZeneca từ COVAX, một tổ chức trực thuộc Unicef – LHQ thành lập nhằm kêu gọi các nước giầu chia sẻ Vaccine chủng ngừa Covid cho các nước nghèo. Cho đến ngày hôm nay, theo bà Aurélia Nguyen, Giám Đốc Chương trình Trợ giúp thuốc chủng Vaccine cho toàn thế giới tức COVAX đã phân phối được 300 triệu liều Vaccine cho 142 quốc gia. Bà Nguyễn cho biết con số này còn quá khiêm nhượng và bà hy vọng cho đến cuối năm nay, sẽ có khoảng 2 tỷ liều Vaccine được phân phối cho toàn thế giới để chấm dứt đại dịch này.
Bà Aurélia Nguyen, Director of the Office of the COVAX Facility có cha là một người Việt Nam. Photo: Gavi / Tony Nouel /