Trong lịch sử của Hoa Kỳ từ thời lập quốc đến nay đã có 45 vị tổng thống, được dân bầu chọn qua một cuộc bầu cử tổng quát được tổ chức mỗi 4 năm. Hầu hết các vị tổng thống được dân bầu chọn đều là đại diện của một trong hai đảng chính trị chính thức và lớn nhất là đảng Dân Chủ và Cộng Hoà.
Thông thường thì việc thay đổi người ở chức vụ tổng thống không bao giờ xảy ra việc rắc rối. Thế nhưng đến khi ông Donald Trump đắc cử chức vụ tổng thống đời thứ 45, với nhiệm kỳ 2017-2021, thì hỗn loạn chính trị do đảng Dân Chủ với sự hỗ trợ của giới truyền thông thiên tả, liên tục đả phá từ ngày đầu tiên nhậm chức cho đến hiện tại. Lịch sử Hoa Kỳ sẽ phê phán chuyện này sau khi mọi việc đã trôi qua.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự phê phán của lịch sử, chúng ta có quyền nhìn vào những tin tức, những diễn tiến đã và đang xảy ra để tự tìm hiểu để bình luận về việc làm của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, để rút ra một bài học hoặc trình bày một quan điểm giúp cho việc chọn lựa một vị tổng thống của nhiệm kỳ kế tiếp cho Hoa Kỳ.
Một câu hỏi thường được đặt ra là tại sao có những người "ghét" ông Trump ngay sau khi ông được dân chúng chọn làm tổng thống? Hầu hết các câu trả lời được tóm tắt như sau:
Ông Trump là người không có kinh nghiệm về chính trị nhưng lại đánh bại tất cả ứng cử viên cùng đảng Cộng Hoà, và sau cùng đánh bại cả ứng cử viên của đảng Dân Chủ để trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Đây có thể là điều khiến ông Trump trở thành "kẻ đáng ghét" của cả hai giới chính trị gia và truyền thông chuyên nghiệp.
Trong khi hai giới chuyên nghiệp nói trên đều đã ước tính và tuyên truyền mạnh mẽ về kết quả của cuộc bầu cử là bà Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân Chủ sẽ thắng, thế nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Điều này khiến dân chúng mất tin tưởng vào các bình luận, quảng cáo, tuyên truyền, thăm dò ý kiến ... của giới truyền thông chuyên nghiệp.
Trong thể chế dân chủ phân quyền thì có Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Giới truyền thông chuyên nghiệp vẫn được (hay tự) xem là "quyền lực thứ tư", có nhiệm vụ thông tin và hướng dẫn quần chúng. Thế nhưng sự thắng cử của ông Trump đã làm quyền lực này sụp đổ, và thường được nhắc đến là chuyên môn loan "tin giả - fake news". Đồng thời giới "chính trị gia chuyên nghiệp" của đảng Dân Chủ, sau khi thất bại thì dùng mọi thủ đoạn để tìm cách lật đổ ông Trump, nhưng tất cả đều thất bại, hầu hết đã trở thành những trò hề lố bịch trên sân khấu chính trị.
Ông Trump là người không hành xử hay ăn nói như một chính khách, một chính trị gia hay một nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Điều này có thể hầu hết chúng ta đều nhận thấy, vì ông Trump thường lên tiếng hoặc tranh cãi với bất cứ ai, về bất cứ chuyện gì.
Thông thường thì ở cương vị lãnh đạo hay chức vụ cao thì nên để cho những người cấp dưới, chuyên môn về ngoại giao hay truyền thông diễn đạt ý kiến của mình. Ông Trump, dường như, lúc nào cũng tự ý đáp trả, nêu ý kiến, hoặc tranh luận với bất cứ ai mà không hề hỏi ý của các người phụ tá chuyên môn. Thích ai thì nói thẳng và không thích ai thì cũng chỉ thẳng mặt, nêu thẳng tên. Những lời tuyên bố vội vàng, nhiều khi có cả những từ ngữ nặng nề để chê bai hoặc chế nhạo đối phương, thường bị báo chí tìm cách giải thích ngược xuôi để phê bình, chỉ trích, và đưa đến tranh luận không cần thiết giữa một vị tổng thống và các ký giả của một vài tờ báo hay cơ quan truyền thông vốn dĩ đã không có cảm tình với ông. Công bằng mà nói đó là cái "tật" của ông Trump. Bệnh thì có thể khỏi chứ "tật" thì không thể chừa. Nhà Phật gọi là "khẩu nghiệp" và ông bà ta gọi đó là "vạ mồm, vạ miệng.
Có một số người đã lên tiếng "ghét" ông Trump chỉ vì về vấn đề nói trên, và gọi ông là người ăn nói "sỗ sàng", "mất tư cách" hay "bất lịch sự" ... Thế nhưng họ lại quên rằng "ngôn ngữ ngoại giao là con dao hai lưỡi" và "ngôn ngữ chính trị là sự dối trá và lường gạt trắng trợn."
Con người ta thường thích nghe lời nói ngọt ngào, xuôi tai mà quên rằng ông bà ta đã dặn "mật ngọt chết ruồi" mà chỉ thích được nghe những "Lời nói êm tai hay vừa lòng." Thế cho nên có người "ghét" ông Trump về phương diện ăn nói thì cũng chẳng nên lấy đó làm lạ.
Chúng ta nên đánh giá con người qua việc làm hơn là qua lời nói.
Ông Trump hành xử như một thương gia khi đối đầu hay thương lượng với các nguyên thủ của quốc gia khác, bạn cũng như thù, lúc nào cũng chỉ muốn công bằng trong sự trao đổi hoặc đem thắng lợi về cho quốc gia.
Đây là một đặc điểm của ông Trump, có vẻ cực đoan nhưng đúng với chủ trương "Hoa Kỳ trước hết". Nào có khác gì với lời của ông bà chúng ta từng nói "Lo việc trong nhà trước đã, rồi mới đến chuyện ngoài đường."
Cổ ngữ cũng có câu "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" mà chúng ta vẫn thường nghe, nhưng không nhớ. Trong trường hợp này, ông Trump đã trở thành "vị tổng thống Hoa Kỳ đáng ghét" trong cái nhìn của những quốc gia lâu nay vẫn xem Hoa Kỳ là "kho bạc", lúc nào cũng sẵn tiền để trang trải, tiếp tế cho những quốc gia khác, từ Đông qua Tây, từ Âu sang Á, kể cả các quốc gia hùng mạnh của Âu châu. Tất cả các cơ quan và tổ chức quốc tế như NATO, WTO, WHO, UN ... đều trông cậy vào sự đóng góp tiền bạc cũng như nhân lực của Hoa Kỳ, điều này không thay đổi qua các đời tổng thống Hoa Kỳ từ sau hai cuộc thế chiến.
Có thể nói:
- Ở đâu có chiến tranh, ở đó có binh sĩ Hoa Kỳ đổ máu và hy sinh tính mạng.
- Ở đâu có sự thiếu thốn, ở đó sẽ được nhận tiền, thực phẩm và nhân lực của Hoa Kỳ.
- Ở đâu có tổ chức quốc tế, ở đó có sự đóng góp tài chánh to lớn nhất của Hoa Kỳ.
Nếu những ai trong chúng ta hiện có con em đang cầm súng tham dự chiến tranh ở đâu đó ngoài nước Mỹ thì mỗi ngày có ăn ngon ngủ yên hay chăng? Có bao giờ thắc mắc tại sao thanh niên Hoa Kỳ phải cầm súng chiến đấu ở những vùng đất xa xôi, những nơi mà chúng ta chưa chắc đã biết nó nằm ở nơi nào trên bản đồ thế giới, nơi mà con người và ngôn ngữ cũng như tập tục đều hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Đó là chưa nói đến việc bị thương hoặc tử trận.
Nếu chúng ta đồng ý với chuyện hy sinh cả tiền bạc và sinh mạng của người Hoa Kỳ, thì ít ra Hoa Kỳ cũng phải hưởng được lợi ích gì trong đó như chặn đứng được làn sóng xâm lăng của Tàu cộng, và như thế cái lợi ích của quốc gia nếu không được xem là "trước hết", thì ít ra cũng không ở hàng "đội xổ".
Chỉ cho đến khi ông Trump lên làm tổng thống thì mới có sự "xét lại" cho cân xứng trong việc trao đổi kinh tế và quân sự. Hiển nhiên sự thay đổi này đã khiến các nhà lãnh đạo quốc tế xem ông Trump là người "đáng ghét", hoặc tệ hơn nữa là một người nhà giàu "keo kiệt."
Là công dân Hoa Kỳ, có khi nào chúng ta tự hỏi rằng tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại giúp người nước ngoài, trong khi trong nước vẫn còn biết bao nhiêu người cần được giúp đỡ?
Có lẽ chúng ta đều mang một thứ bệnh "khôn nhà, dại chợ" hoặc sợ bị xem là "nhà giàu keo kiệt", mà cứ còng lưng làm việc và đóng thuế cho chính phủ đem vung tiền ra nuôi người thập phương, bất kể giàu nghèo. Để làm gì? May ra thì được tiếng khen. Thế nhưng ông bà ta có câu "Được tiếng khen ho hen chẳng còn" là để răn dạy về việc này, vậy mà nghe tai này chạy qua tai kia, mấy ai nhớ. Có thể trong chúng ta có những người có tấm lòng "vĩ đại" luôn xem kẻ khác quan trọng hơn mình, hoặc theo triết lý "ta là người đáng ghét" nên không thích câu "Hoa Kỳ trên hết" mà chỉ muốn
"Thứ nhất là đứa đen xì,
Thứ nhì thằng chệt, Hoa Kỳ hạng ba."
Cá nhân chúng tôi phản đối chuyện phân chia thứ hạng hay giai cấp, đồng thời cũng không muốn bị xếp vào hạng "đội xổ", quý vị nào đồng ý xin đưa tay lên.
Tuy ông Trump có ba điều "đáng ghét", nhưng sự thành công và thắng lợi do ông đem lại cho quốc gia Hoa Kỳ cũng không mấy người tiền nhiệm có thể so sánh được. Điều đáng để ý là ông đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ, trước cơn đại dịch, phát triển chưa từng thấy trong lịch sử. Chi số của thị trường chứng khoán lên như diều gặp gió, và số phần trăm của người thất nghiệp xuống thấp chưa từng thấy. Và nhất là sự "kính nể" của các nhà lãnh đạo thế giới đối với cá nhân ông Trump và quốc gia Hoa Kỳ chưa từng được ghi nhận trong lịch sử hơn hai trăm năm lập quốc của Hoa Kỳ. Ông Trump là lãnh tụ quốc gia duy nhất trên thế giới được các quốc gia khác tiếp đón nồng hậu như một vị hoàng đế. Hình ảnh tiếp đón ông Trump ở Tàu cộng và Nam Hàn có lẽ không bao giờ tái diễn với bất cứ một quốc khách nào khác, ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hoàn toàn trái ngược với ông Obama, phải xuống máy bay bằng "cửa hậu" khi ghé Tàu tham dự đại hội quốc tế, ngay cả khi ghé Việt Nam cũng chỉ được tiếp đón bởi cấp bộ trưởng, không có tiệc khoản đãi một vị nguyên thủ quốc gia, để phải ngồi xổm ăn bát bún chả ở một quán ăn bình dân với khách hàng xung quanh chẳng ai thèm để ý, nói chi đến việc xin chữ ký. Đây là một cuộc dàn cảnh tệ hại, rẻ tiền nhất và sau đó được các "bồi bút" tâng bốc là bình dân! Tuy nhiên chỉ viết được một vài câu ngắn ngủi rồi lờ đi kẻo dân chúng nhìn ra sự thật thì xấu hổ biết chừng nào.
Nói đến việc chống Tàu cộng và ngăn cản sự xâm lăng của lý thuyết cộng sản lỗi thời do Tàu cộng cầm đầu thì phải công nhận rằng ngoài tổng thống Donald Trump ra, không có bất cứ một nguyên thủ quốc gia nào khác trên thế giới dám có những lời nói đi đôi với hành động chống Tàu cộng. Những việc mới nhất trong tháng 7 năm 2020:
Phủ nhận hầu hết các lời tuyên bố về chủ quyền biển đảo của Tàu cộng ở Biển Đông, và gọi việc làm của Tàu cộng ở vùng này là phi pháp.
Đưa hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng với hạm đội tấn công và hai phi đội Air Wing 5 và Air Wing 17 vào tập trận và tuần tra ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hai vị bộ trưởng Tư Pháp và Ngoại Giao đã đọc những bài diễn văn vạch trần các thủ đoạn xâm lăng và mộng thống trị thế giới của Tàu cộng, kêu gọi các xí nghiệp lớn của Hoa Kỳ đặt an ninh quốc gia lên trên lợi nhuận của công ty; cũng như kêu gọi sự hợp tác của thế giới tự do, nhất là châu Âu, tiếp tay với Hoa Kỳ để chống lại Tàu cộng và lý thuyết cộng sản đang được Tàu cộng mạnh mẽ phổ biến.
Chắc chúng ta còn nhớ bài diễn văn độc đáo "Tear down this wall - Phá đổ bức tường này đi" của tổng thống Ronald Reagan, tháng 6 năm 1987, trước bức tường Berlin, đã khiến bức tường sụp đổ và sau đó kéo theo cả đảng cộng sản Nga. Hy vọng rằng những lời tuyên bố mạnh mẽ của chính phủ ông Trump sẽ đem lại kết quả tương tự, nếu không dẹp bỏ được Tàu cộng thì cũng khiến chúng rút lui về vị trí cũ, bỏ mộng xâm lăng làm bá chủ thế giới.
Đóng cửa Lãnh sự quán của Tàu cộng ở Houston, Texas, với lý do đây là một ổ gián điệp và trung tâm của những kẻ chuyên ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Lùng bắt những sinh viên và khoa học gia Tàu hoặc làm việc cho Tàu cộng xâm nhập vào các trường đại học và xí nghiệp có kỹ thuật cao để ăn cắp tài sản trí tuệ.
Trong khi đó, có thể nói "Obama là một nguyên thủ quốc gia có thái độ hèn kém và bị ngoại quốc xem thường, khinh bỉ nhất trong lịch sử của nhân loại." Ngay cả Việt Bá Vương Câu Tiễn trong cổ sử của Tàu cũng chỉ nhẫn nhục để phục quốc, báo thù; chứ sự chịu đựng nhục nhã của Obama chẳng mang lại lợi ích gì, mà trái lại đem đến toàn là thua thiệt và nhục nhã cho quốc gia dân tộc Hoa Kỳ.
Một điều tệ hại nữa của Obama là ngoài việc đi lạy van, quỵ lụy khắp thế giới mà chẳng được gì, mà còn bị coi thường, khinh rẻ. Ngay trong nước cũng chẳng làm được gì cho những người cùng màu da với ông ta trong suốt 8 năm "ghế trên ngồi tót..." Bây giờ thì lại lập hội, lập nhóm, nói xấu tổng thống dân cử kế nhiệm, khuyến khích "xuống đường" đòi công bằng "đen-trắng" trong một quốc gia Hiệp Chủng Quốc, đủ màu da, đủ loại ngôn ngữ. Xem ra thì đúng là chuyện vừa ngớ ngẩn, vừa buồn cười ... ra nước mắt. Thế mà đám "bồi bút" vẫn tung hô. Ngay cả bài viết sau khi có các cuộc biểu tình bạo động của người Mỹ gốc Phi châu cũng được tán tụng. Thế nhưng khi đọc kỹ thì giật mình, vì đây là lời khích động dân da màu lợi dụng tình thế để làm khó dễ chính quyền địa phương. Thế cho nên tất cả đều "tịt ngòi", ngậm tăm, không dám hó hé gì nữa cả. Giới truyền thông cánh hữu cũng bỏ qua, không thèm nhắc tới chuyện "ruồi bu" này nữa. Nếu ngày xưa Obama không làm chính trị mà hành nghề luật sư hình sự thì chắc chẳng ít người phải ngồi tù một cách oan uổng. Như rủi thay cho nước Mỹ, ông Obama lại nhẩy vào chính trị và lên tới chức tổng thống, thế cho nên tai hại đến cả nước và nền kinh tế, chính trị và quân sự tụt xuống quá thấp, khiến Tàu cộng coi thường. Chúng ta có thể bị giới truyền thông làm lạc hướng và quên những chuyện đó, thế nhưng lịch sử sẽ không quên ghi chép để đời sau phê phán. Với nhân gian thì:
“Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Chuyện thời sự là như thế, nhưng lý luận và chứng minh bao nhiêu chăng nữa thì cũng khó có thể thay đổi được sự “thương” hay “ghét” ông Trump đã có sẵn trong ý nghĩ của người đối diện. Thế nhưng khi phải lựa chọn giữa hai người đại diện cho hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà để hướng dẫn Hoa Kỳ và thế giới tự do đối đầu với Tàu cộng là điều quan trọng. Ông Biden cũng có những điều “đáng ghét” như nhất định cắt viện trợ quân sự cho chính phủ miền nam Việt Nam để chống cộng sản bắc Việt, cho dù tổng thống Nixon đã hứa hẹn. Đồng thời ông ta cũng là người chống đối việc tiếp nhận người Việt di tản được định cư ở Hoa Kỳ với lời tuyên bố vô lương tâm “Hoa Kỳ không có trách nhiệm gì đối với những người Việt di tản này.” Thế nhưng lại ung hổ tranh đấu cho việc tiếp nhận những người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Và điều “đáng ghét” hay có thể gọi là “đáng lo ngại” về tài ăn nói lắp bắp như đứa trẻ lên ba hay ông già mất trí thì làm sao mà dẫn dắt con dân Hoa Kỳ được! Chán thật!
Xem ra ông Trump và ông Biden, cả hai đều có điểm “đáng ghét”. Thế nhưng thành ngữ tây phương có câu “choose the lesser between two evils – chọn một kẻ ít gây nguy hại giữa hai con quỷ” dựa theo sử thi của Hy Lạp về việc vua Odysseus phải chọn lựa hướng đi ít thiệt hại nhất để vượt qua một eo biển mà hai đầu đều bị trấn giữ bởi hai con quỷ hung dữ. Điều cần nhắc ở đây là hơn 2,800 năm về trước, người Hy Lạp đã ung câu chuyện này như một ngụ ngôn về cách xử thế, chọn lựa cho người đời. Hơn 2,800 năm về sau mà chúng ta không hiểu được ý nghĩa của lời khuyên đó thì hiển nhiên là đã “đi ngược lại sự tiến hoá của con người.” Hay văn vẻ một chút thì gọi là
“Bao ngàn năm mới thành người,
Phút giây chậm nghĩ thành đười ươi ngay.”
Theo FB của ca sĩ Giang Tỷ Anh Thư, Hậu Duệ VNCH for Trump 2020.