Diễn Đàn

Bà Janet Yellen Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ và Văn Hóa Từ Chức

Bà Janet Yellen Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ và Văn Hóa Từ Chức (Một góc nhìn)

  

Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

 

LỜI MỞ ĐẦU.

Kính thưa Quý vị người đọc trong bài tham luận này, người viết đề cập tới hai lời phát biểu về nạn lạm phát hiện tại trong nền kinh tế Hoa kỳ của bà Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, Janet Yellen.

Khoảng tháng 6/2021 bà Janet Yellen có phát biểu trên đài truyền hình NBC (National broadcasting Company) rằng  “Nạn lạm phát hiện nay chỉ là tạm thời” (Temporary)

Gần đây, cũng khoảng tháng 6/2022, nghĩa là sau một năm, cũng trên đài truyền hình NBC bà Janet Yellen xác nhận là “Bà đã lầm”, vì lạm phát vẫn còn và càng ngày càng trở nên trầm trọng với chỉ số tiêu thụ (Consumer Price Index-CPI) đã lên tới 8.7% mức cao nhất trong bốn thập niên qua. (Bây giờ thì đã lên 9.1%.)

  

WASHINGTON, DC – DECEMBER 16: Federal Reserve Bank Chair Janet Yellen holds a news conference where she announced that the Fed will raise its benchmark interest rate for the first time since 2008 at the bank’s Wilson Conference Center December 16, 2015 in Washington, DC. With unemployment at 5-percent and the economy showing signs of strength, the Fed raised the interest rate a quarter of a percentage point and many experts believe the interest rate on short-term loans could go as high as one percent by the end of 2016. (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)

 

A/ Bà Janet Yellen, bà là ai ?

Theo thiển ý người viết, bà phải là con một gia đình khá giả, có địa vị trong xã hội Hoa Kỳ. Với địa vị ngày này, Bộ trưởng Tài chánh (Secretary of Treasury) của một cường quốc kinh tế trong hơn thiên niên kỷ qua, chắc bà đã được đào tạo bài bản với bằng tiến sĩ kinh tế hay tài chánh từ một trong những trường đại học nổi tiếng Hoa Kỳ như Harvard, Yale, Princeton hay Stanford v..v.. và cũng có thể là một giáo sư kinh tế- tài chánh tại một trong các trường trên đây.

Hơn nữa, để đạt được chức Bộ trưởng Tài chánh hiện nay, bà đã phải trải qua các chức vụ quan trọng khác như giám đốc ngành hay sở tài chánh. Bà có thể đã là Phụ tá bộ trưởng (Assistant to Secretary) hay Thứ trưởng (Deputy Secretary) tài chánh rồi mới được bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chánh.

Ngoài ra, sau khi được đề cử, bà còn phải ra điều trần ba lần trước một ủy ban Tài chánh Thượng viện để chứng minh và thuyết phục bà có đủ khả năng và kinh nghiệm đảm nhiệm chức vụ này, một trong những chức vụ quan trọng nhất trong chính phủ về đối nội cũng như đối ngoại.

Trên bình diện kinh tế nói chung, bộ Tài Chánh giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ vì có quyền lực bao trùm toàn thể nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ từ sản xuất kỹ nghệ, vận chuyển tư bản (Capital transfer), thị trường chứng khoán, soạn thảo luật lệ các sắc thuế và thuế suất, cân bằng ngân sách và quản lý nợ công. Bộ Tài Chánh cũng có trách nhiệm đưa ra các chính sách tài chánh khích lệ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và thất nghiệp v..v…

 

B/Chính sách kinh tế tổng thể của lưỡng đảng.

Người viết xin nêu ra các điểm khác biệt chính yếu giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa sau đây:

1/ Đảng Dân Chủ.

a/ Chính quyền can thiệp sâu vào nền kinh tế tạo ra một chính quyền phùng to với rật nhiều cơ quan thiếu hiệu năng và đôi khi thừa với nhiều luật lệ và thủ tục hành chánh nặng nề và rườm rà, đặc biệt  làm nản lòng các nhà kinh doanh.

b/ Chi tiêu phung phí tiền thuế của dân, thay vì tạo ra công ăn việc làm, bành trướng nhiều chương trình an sinh phúc lợi xã hội cho giới nghèo khiến họ lười biếng không chịu đi làm với mục đích chính trị kiếm phiếu.

c/ Tăng thuế suất doanh lợi trên các công ty sản xuất từ 21% lên đến 28% hiện nay.

d/ Điểm quan trọng nhất là cứ loay hoay trong vấn đề tái phân chia lợi tức (Income Redistribution) năm này qua năm khác bằng cách đánh thuế cao trên giới giàu để san sẻ cho giới nghèo qua các chương trình an sinh phúc lợi xã hội mà không đặt trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế hằng năm, tức gia tăng tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product-GNP), nghĩa là năm nào cũng lo chia lại cùng một đồng bánh, mà không lo làm cho đồng bánh ngày càng lớn hơn, để mỗi người có miếng bánh to hơn. Tối ngày hô hào “Công bằng Xã hội”suông.

2/ Đảng Cộng Hòa.

Đảng Cộng Hòa chủ trương ngược lại các điểm trên.

a/ Chính quyền ít can thiệp vào sự vận hành của nền kinh tế và giữ cho chính quyền nhỏ bé nhưng hữu hiệu với ít cơ quan tiết kiệm tiền thuế của dân. Hãy để qui chế thị trường tự do điều chỉnh, khi cần mới can thiệp.

b/ Chi tiêu cần kiệm tiền thuế của dân tối đa. Đầu tư tối đa vào các dự án kinh tế tạo ra công ăn việc làm và tài hóa cho thị trường.

c/ Giảm thuế suất doanh lợi để khuyến khích giới doanh nhân đầu tư thêm nhằm gia tăng sản xuất, tức tăng tổng sản lượng quốc gia hàng năm.

d/ Mục tiêu quan trọng tối hậu là “Tăng trưởng kinh tế” (Economic Growth) bền vững hàng năm, tức là làm đồng bánh ngày càng lớn để mỗi người dân được chia miếng bánh to hơn sau mỗi năm. Đây chính thực  là chìa khóa duy nhất để chận đứng nạn lạm phát hiện nay.

 

C/ “Nạn lạm phát hiện nay chỉ là tạm thời”.

Người viết thực sự cảm thấy sững sờ khi nghe lời phát biểu trên đây của bà Bộ trưởng Tài chánh đương nhiệm.

Lạm phát nôm na là “Quá nhiều tiền chạy theo ít tài hóa” (Too much money chasing few goods) và hậu quả là giá cả tổng quát bình quân gia tăng, được đo bằng chỉ số giá cả (Consumer Price Index-CIP) Đơn giản chỉ có hai vế “Nhiều tiền và Ít tài hóa”. Điều cần thiết phải làm là tìm ra những nguyên nhân chính yếu tạo ra hai vế đó và tìm ra các giải pháp hay chính sách tiền tệ (monetary policies) và tài chánh (Fiscal policies) để kiểm soát và chặn đứng.

Ở địa vị của bà, không lẽ bà không nhận ra những nguyên nhân này sao hay bà bị một áp lực chính trị nào bắt bà phải phát biểu như vậy.

Thưa quý vị người đọc, trong bài “Luật Cung Cầu và lạm phát” trước đây người viết đã nêu ra những nguyên nhân chính yếu tác động tới hai vế trên “Nhiều tiền – Ít tài hóa”

Thiết tưởng quý vị cũng như người viết dù có chút ít kiến thức về kinh tế và ngay cả một bà nhà quê tỵ nạn cộng sản Việt Nam bán rau trái trước các chợ Việt Nam vùng Little Sàigòn cũng hiểu luật Cung – Cầu vận hành ra sao.

Sau đây là những nguyên nhân chính yếu tác động tới vế “Nhiều tiền”.

1/ Khối kích cầu 2000 đô la cho người lớn và 500 đô la cho mỗi trẻ em.

2/ Khối kích cầu “Cứu nguy kinh tế” 1.9 ngàn tỷ đô la , giúp các tiểu thương trả lương cho các nhân viên để giữ họ ở lại làm việc.

3/ Dự luật “Hạ tầng cơ sở” chi ra 1.2 ngàn tỷ đô la để tạo công ăn việc làm, nhưng chỉ một phần rất nhỏ thực sự nhằm mục tiêu này.

Sau đây là những nguyên nhân chính yếu tác động tới vế “Ít tài hóa”

1/ Ngưng đường ống dẫn dầu thô Keystone XL từ Canada về Texas để lọc dầu.

2/ Cấm khai dầu từ phiến đá thạch ở ngoài khơi vùng vịnh Alaska và trên đất công liên bang.

3/ Thuế suất doanh lợi tăng cao từ 21% lên 28% làm nản lòng các nhà đầu tư tăng gia sản xuất.

4/ Phải nuôi thêm 2.5 triệu người di cư bất hợp pháp cộng thêm dân số gia tăng trong năm 3.2 triệu người (320 triệu x 1% tỷ lệ dân số).

5/ Vì  thuế suất doanh lợi cao, một số công ty sản xuất nội địa trở lại Trung quốc làm ăn.

6/ Vì đồng đô la mất giá, lượng tài hóa nhập cảng giảm sút.

7/ Sự ứ đọng tài hóa nhập cảng trên tàu chở hàng tại các thương cảng vì thiếu công nhân bốc dỡ và tài xế xe tải làm dây cung ứng chậm trễ gây thiếu hụt tài hóa trên thị trường.

Tóm lại  trong tổng công chi 5 ngàn tỷ đô la trong năm, chỉ có khoảng 500 tỷ giúp tạo việc làm còn lại 4.5 ngàn tỷ tiền mặt chi cho những chương trình phi sản xuất. Do đó số lượng tài hóa sản xuất nội địa, hay tổng sản lượng quốc gia (GNP) không tăng mà có phần giảm sút.

Gần đây, ông Joe Biden khoe đã tạo ra 6 triệu việc làm mới và mức thất nghiệp chỉ là 3.5%. Đây là lời bịp bợm, xảo trá và mị dân. Bộ Lao Động dưới quyền ông đưa ra con số nào chẳng được.

Thực nực cười ! Nền kinh tế chỉ có 3.5% lực lượng lao động 180 triệu người bị thất nghiệp, tỷ lệ này có thể là thất nghiệp tự ý, có nghĩa là nền kinh tế đã đạt được mức toàn dụng nhân công, không có thất nghiệp bắt buộc  thế mà lại thiếu sữa trầm trọng cho trẻ em, băng vệ sinh phụ nữ và giấy in đến mức báo động không đủ giấy in phiếu bầu trong dịp bầu cử giữa kỳ 2022, hay đây là âm mưu chính trị bẩn thỉu Covid-giấy để bỏ phiếu bằng điện thoại cầm tay của đảng Dân Chủ do Trung quốc giật giây.

 

D/ Lạm phát và Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Bank-FED)

Trong nền kinh tế tư bản Hoa kỳ, khi có một vấn nạn kinh tế xảy ra như lạm phát, thất nghiệp trì trệ, suy thoái hay khủng hoảng, chính quyền sử dụng hai chính sách tiền tệ và tài chánh để sửa chữa, dùng một hay cả hai cùng một lúc và tránh cảnh “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Trong mục này người viết bàn về vai trò của Ngân hàng Dự trữ Liên bang có thể áp dụng chính sách tiền tệ nào giúp giảm và chận đứng nạn lạm phát hiện nay.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang có trách nhiệm quản lý và điều hướng số cung tiền tệ (Money supply) gồm tiền mặt (Cash) tiền kim loại (Coins) và tiền ký thác (Checkable deposit) trong toàn hệ thống thương mại cho tương ứng với tổng sản lượng quốc gia hiện có nhằm ổn định giá cả (Price stability), tức là giữ mức giá cả tổng quát bình quân không thay đổi qua thời gian.

Các ngân hàng thương mại khi cần có thể vay tiền từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang để cho công chúng và giới sản xuất và chịu một lãi suất tái chiết khấu (Discount rate).

Vai trò chính yếu của các ngân hàng thương mại là nhận tiền ký thác của công chúng và định chế tài chánh, càng nhiều càng tốt, đóng một dự trữ bắt buộc (Reserve requirement) khoảng 20% cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang để bảo đảm có thanh khoản trả cho công chúng khi cần. 80% tiền ký thác còn lại họ có quyền cho công chúng và các công ty kinh doanh vay.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang mới tăng lãi suất tái chiết khấu từ 0.75 đô la lên 1.50 đô la, nghĩa là ngân hàng thương mại nào muốn cầm cố khế ước hay dự án vay của khách hàng cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang thì phải trả 1.50 đô la cho 100 đô la vay trong một năm thay vì chỉ có 0.75 đô la như trước đây. Đây gọi là chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight Monetary Policy). Các ngân hàng thương mại thường tính lãi suất cho vay đối với công chúng khoảng 10% năm. Thẻ tín dụng (Credit card) ngân hàng có khi tính 18% năm. Đối với các công ty sản xuất có thể được hưởng lãi suất thấp hơn vì vay một số tiền lớn. Tóm lại lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thay đổi đôi chút tùy tình hình kinh tế nói chung.

Khi thay đổi lãi suất tái chiết khấu, ông chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang cũng rất lo sợ , không chắc giúp giảm áp lực lạm phát không mà có khi đưa tới nạn kinh tế suy thoái (Economic Recession).

Tại sao vậy ? Chúng ta hãy phân tích dưới đây:

Chúng ta biết rằng có hai chủ thể vay mượn tiền tại các ngân hàng thương mại. Đó là giới tiêu thụ và các công ty sản xuất. Giới tiêu thụ tượng trưng cho số “Cầu”và giới các công ty sản xuất tượng trưng cho số “Cung”. Với tình hình lạm phát hiện tại quý vị có nghĩa là giới tiêu thụ gia tăng mức tiêu thụ tổng thể không ? Chắc chắn là có vì lạm phát nên phải chi tiêu nhiều hơn để duy trì mức sống trước đây. Nhưng lấy tiền ở đâu ? Tiền hỗ trợ của chính phủ qua các khối kích cầu chắc đã tiêu hết, tiền tiết kiệm cũng đã cạn kiệt, phần chắc là phải chạy đến các ngân hàng thương mại xin vay và chà thẻ tín dụng nếu có.

Nhưng đến vay tiền ngân hàng thương mại lúc này cũng khó vì lãi suất tái chiết khấu tăng, nên lãi suất vay tiền tại các ngân hàng thương mại cũng cao, rồi phải bảo đảm đang có việc làm hay tài sản nào đó.

Tóm lại, theo người viết áp lực lạm phát do chi tiêu  của giới tiêu thụ vẫn còn, có điều tốn kém hơn vì lãi suất vay tiền tăng, cuối cùng càng nghèo và mắc nợ nhiều hơn.

Kết luận là, theo người viết, chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight Monetary Policy) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang không có tác dụng làm giảm lạm phát.

Ngoài ra 700 tỷ đô la qua khối kích cầu hạ tầng cơ sở được chi tiêu cho các mục tiêu phí sản xuất, nếu chưa xử dụng hết, số tiền còn lại cũng sẽ gây áp lực lạm phát trong tương lai.

Chiến tranh (Ủy nhiệm ?) Ukraine, giúp thâu dụng thêm hàng triệu việc làm trong các xí nghiệp sản xuất vũ khí và quân trang quân dụng tăng viện cho Ukraine và lấp đầy số tồn kho mang lại lợi tức cho nhóm người này, nhưng nhóm này không dùng lợi tức để chi tiêu cho vũ khí và đạn dược mà chi tiêu cho tài hóa tiêu thụ trên thị trường. Điều này cũng tạo áp lực lạm phát hiện tại và tương lai.

Như vậy, chính sách tiền tệ siết chặt không có tác dụng làm giảm áp lực lạm phát.

Đối với các công ty sản xuất, tức là số Cung, người viết có cùng lo ngại như ông chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, chính sách tiền tệ siết chặt của FED không có tác dụng giảm áp lực lạm phát mà có thể đưa đến suy thoái kinh tế (Economic Recession) vì lãi suất chiết khấu tăng cao khiến các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay, do đó các công ty sẽ giảm vay tiền để đầu tư vào cơ sở, máy móc và dụng cụ mới để tăng sản xuất tài hóa. Như vậy tổng sản lượng quốc gia không tăng mà còn có thể giảm. Tình trạng này còn tệ hại hơn là “Stagflation”, vừa trì trệ vừa lạm phát. Tình trạng kinh tế này rơi vào Inflation-Recession vừa lạm phát vừa suy thoái kinh tế, và có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế (Economic Depression). Tổng sản lượng quốc gia giảm thê thảm, thất nghiệp tăng cao và vẫn có lạm phát. Thị trường chứng khoán có thể trở  nên rối loạn. Dân chúng bị hoảng loạn, mất tin tưởng, đổ xô đi rút tiền tại Các ngân hàng thương mại đưa đến sự sụp đổ hệ thống tài chánh. Viễn tượng “Đại khủng hoảng kinh tế” (Great Economic Depression) khó tránh khỏi. Hy vọng viễn tượng này sẽ không xảy ra như cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 vì đã có hai cái thắng (Brakes). Đó là Công ty Bảo hiểm Ký thác liên bang (Federal Deposit Insurance Company – FDIC) đã được thiết lập sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 và dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương  mại tại FED.

Công ty này bảo đảm trả cho người ký thác tiền tại các ngân hàng thương mại tối đa là một trăm ngàn đô la, tuy nhiên không phải là mọi ngân hàng thương mại đều mua bảo hiểm ký thác của công ty này. Các ngân hàng lớn ở các thành phố mới mua, các ngân hàng nhỏ địa phương ít khi mua.

 

E/ Giải pháp cứu chữa.

Ngược dòng thời gian, trong 24 năm dưới ba đời tổng thống Bill Clinton, George Bush con và Barack Obama nền kinh tế Hoa Kỳ ngoi ngóp trong tình trạng trì trệ (Stagnancy). Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product) ở mức từ 0.5 tới 1.2% và có nhiều năm giảm xuống số âm. Nạn thất nghiệp luôn luôn ở mức trên dưới  8% lực lượng lao động. Chỉ vào cuối nhiệm kỳ hai của Barack Obama, nhờ khối kích cầu 760 tỷ đô la, một số việc làm bán thời gian được tạo ra, giúp giảm nạn thất nghiệp xuống chút đỉnh. Tuy nhiên nạn lạm phát chưa xảy ra tuy công chi có gia tăng. Phải đợi đến lúc Tổng thống Donald Trump đắc cử năm 2016, nền kinh tế Hoa Kỳ mới bắt đầu phục hồi khởi sắc với chính sách kinh tế nhằm hai điểm chính sau đây. Trước hết hạn chế tiết kiệm công chi tối đa, và giúp đỡ khích lệ và ưu đãi giới kinh doanh sản xuất tối đa nhằm đạt được mức toàn dụng nhân công cao và bền vững trong suốt nhiệm kỳ. Tổng sản lượng quốc gia đạt mức 4.2% cao nhất và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 3.5% trong bốn thập niên qua.

Tiếc thay thành quả kinh tế xuất sắc trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump bị xóa sổ khi Joe Biden thắng cử nhờ gian lận bởi các sắc lệnh hành pháp đảo ngược các chính sách kinh tế hữu hiệu của Tổng thống Trump và chỉ 6 tháng  sau khi Joe Biden cầm quyền nạn lạm phát mới bắt đầu tung hoành cho tới nay.

Như đã nôm na định nghĩa ở trên “Lạm phát là tình trạng nhiều tiền đuổi theo ít tài hóa” (Too much money chasing few goods). Hai vế “Nhiều tiền Ít tài hóa” và nếu hoán chuyển được hai chữ “Nhiều” và “Ít” trong hai vế đó là giải pháp cứu chữa “Ít tiền, Nhiều tài hóa”. Đó là chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng Hòa đặc biệt chú tâm tạo ra “Đồng bánh” (Tổng sản lượng quốc gia-GDP) ngày càng to hơn để mỗi người dân được chia một miếng bánh lớn hơn (nhiều tài hóa) sau mỗi năm và đây là mục tiêu tối hậu ông theo đuổi “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again – MAGA) và “Người Mỹ trên hết” (American first) nếu đắc cử tổng thống 2024.

Ngược lại, Joe Biden và đảng Dân chủ cứ loay hoay chia đi chia lại cùng một đồng bánh cũ hết năm này qua năm khác với khẩu hiệu mị dân và rỗng tuếch “Công bằng xã hội”.

Để giải trừ nạn lạm phát trầm trọng hiện nay, ông Joe Biden có muốn trở lại áp dụng các chính sách kinh tế hữu hiệu của Tổng thống Donald Trump không ? Chắc chắn một trăm phần trăm là “Không” vì mặc cảm cố chấp và tính cao ngạo tự ái. Ông có muốn cũng không được vì  còn phải hỏi lại ai đó cho phép. Theo thiển ý người viết, phải hỏi lại ông Tập Cận Bình, dòng Hán tộc, người dùng tiền và gái đẹp mua chuộc nhóm tinh hoa tư bản Hoa kỳ biến chất, xin đọc cuốn “Nhóm Tinh hoa Thoái hóa” (Elite Deviance, xuất bản lần thứ 9 của tác giả David Simon và biểu hình đính kèm) để phá hoại Hoa Kỳ và chiếm ngôi vị bá chủ thế giới.

Thưa quý vị, nền kinh tế đang xuống dốc và nạn lạm phát  trầm trọng Hoa Kỳ hiện nay chỉ có thể chận đà lao xuống hố “Suy thoái kinh tế” (Recession) và nguy hơn nữa là vực thẳm “Khủng hoảng” (Depression) nếu đảng Cộng hòa lấy được cả hai thượng và hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2022, vì lúc đó Joe Biden chỉ là con vịt què (Lame duck), bị đảng Cộng hòa kiểm soát chặt chẽ không còn tự tung tự tác hành vi ngu xuẩn được nữa.

Người viết mong quý vị tích cực đi bầu suy nghĩ kỷ và bầu cho ứng viên Cộng hòa nào đặt quyền lợi của đất nước và của quý vị trên hết.

 

LỜI CUỐI : “Tôi đã lầm” và “Văn hóa Từ chức”.

Thưa bà Bộ trưởng Tài chánh Janet Yellen,

Thật đáng hổ thẹn, là một Bộ trưởng Tài chánh với bằng cấp khoa bảng và kinh nghiệm đầy mình, qua các chức vụ cao trọng trong lãnh vực tài chánh quan trọng nhiều năm trong chính quyền mà phải mất hơn một năm mới nhận ra là mình “Lầm” khi đã tuyên bố trên đài truyền hình NBC “Nạn lạm phát hiện nay chỉ có tính tạm thời”.

Bà là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm về tình trạng lạm phát trầm trọng đang kéo dài hiện nay tại Hoa Kỳ. Nếu bà còn chút liêm sỉ và sĩ khí của một người trí thức, bà hãy lên đài truyền hình NBC để chính thức xin lỗi tuyệt đại đa số các gia đình Mỹ đã, đang và sẽ là nạn nhân đau khổ và ngày càng trở nên nghèo túng. Bà hãy can đảm xin từ chức Bộ trưởng Tài chánh ngay.

Một đất nước văn minh và tân tiến với dân trí cao như Hoa Kỳ không lẽ không có “Văn hóa Từ chức”.

Mong lắm thay !

Kính chào

 

Đỗ Ngọc Hiển

Garden Grove 28/6/2022

Chú thích : Department of Treasury có nghĩa là Bộ Ngân Khố, nhưng tại Hoa Kỳ bộ này rất quan trọng bao trùm toàn thể nền kinh tế, nên được gọi là Bộ Tài chánh, ngoài ra còn có Bộ Thương Mại (Department of Commerce). Khác Việt Nam Cộng Hòa có Bộ Kinh Tế và Bộ Tài Chánh với Tổng Nha Ngân Khố.

[category BB News]

© 2001 by Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. All Rights Reserved.Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com

Search