Mẹo nhớ chính tả (phần 32) và thơ văn Hướng Đạo (phần 4): Ý NGA-BẢO TRÂM-TRẦN
ĐÌNH THỤC-VI VI-CÁT ĐƠN SA
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Kính nhờ quý Trưởng chuyển cho các em Hướng Đạo Sinh và quý Thầy Cô giùm. Cám ơn quý Trưởng
Ý Nga
❉
Canada, 19.5.2021
Thưa Quý Trưởng,
Những bài thơ ngắn này trích trong số 224 chữ, về MẸO NHỚ CHÍNH TẢ dành tặng riêng cho các học sinh lớp Việt Ngữ và các em Hướng Đạo Sinh ngành Thiếu. Đa số gom lại từ những bài tác giả đã và đang dạy cho học sinh tại các trường Việt Ngữ ở Ý, Canada và sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo với các Sói Con, Thiếu Sinh.
Với “mẹo nhớ” kèm hình ảnh và thơ này các em đã vui học tiếng Việt một cách thú vị, dễ nhớ và không bao giờ mắc lỗi lần thứ hai.
Nhằm mục đích chung trong bổn phận BẢO TỒN & GIỮ GÌN VĂN HÓA VIỆT, mọi sự sai sót, xin được học hỏi thêm nơi Quý Học Giả, quý Trưởng Hướng Đạo & quý Văn, Thi Hữu.
Đa tạ
Ý Nga
❉
Các em nhớ ôn lại những bài MẸO NHỚ CHÍNH TẢ đã học về những chữ khác trong "link Flickr" này và đón xem tranh thơ tiếp theo nhé:
Chúc các em học tiếng Việt ngày càng giỏi hơn.
❉
Ảnh internet
CHẲNG CÓ AI NGỜ ĐẠI DỊCH WUHAN
*
Thương về các em Hướng Đạo Sinh đã cùng giúp ích trong Cộng Đồng.
*
Quý bác cao niên thích lên núi sống
Đâu ai có ngờ đại dịch Á Đông
Lại lây tràn lan sang cả thế giới
Tắc nghẽn mọi thứ, sức lão sao gồng?
Thể hiện lòng nhân rất cần tận tụy
Sá gì tụt áo hay chút sứt khuy
Các em hãy còn tràn đầy sinh khí
Trong khi bô lão cần cứu cấp kỳ!
Có những con dốc càng leo càng mỏi
Cứ tưởng nửa chừng bỏ cuộc chịu thua
Nhưng ta không thể buông người trượt xuống
Nên em hãy cố từng bước vượt qua!
Ý Nga, 19.5.2021
TẮC: không thông, bị lấp lại
MỜI EM THEO CON VÀO HƯỚNG ĐẠO
Anh chị em Hướng Đạo
Tay trái bắt từ tim
Không thể để em chìm
Kết thôi tình thân ái!
Kẻ không tình chẳng nghĩa
Em chưa hiểu gì sao?
Cứ chờ họ hồi đầu
Sao em không tỉnh ngộ?
Không nghe con kể khổ
Sao cứ nằm khóc than?
Chúng cắt cỏ, chạy bàn
Bị đè đầu, cỡi cổ.
*
Phụ tình họ hiển lộ
Trí em còn lu mờ?
Hãy nghĩ đến con thơ
Rồi Chúa thương, Phật độ!
Chữa con tim rướm máu:
Tới đảo phải lên… bờ
Bỡn… bờ, họ chuốc nhơ
Ác hữu thời ác báo!
Số mười cũng nhiều lắm
Không Hai, còn một không (10)
Hai mươi (20) bạn tâm đồng
Hai chục bạn ngàn dặm.
Quên đi phường phụ bạc
Ai cũng muốn giúp em
Chớ để buồn tăng thêm
Đứng lên mà đi tiếp!
Ý Nga, 18.5.2021
*Bỡn > viết theo 2 nghĩa: đùa giỡn, bỡn bờ: có ý trêu ghẹo, đùa, không vào bờ thì sẽ bị chết trôi
Ý Nga xin giới thiệu đến quý Trưởng:
Bảo Trâm là bút hiệu và cũng là tên thật của một nam Hướng Đạo Sinh gốc Huế.
Nhận thấy những lời tâm sự về một thời sinh hoạt Hướng Đạo của ông đượm đầy tính nhân bản mà Phong Trào
đã để lại cho thế hệ trẻ miền Nam khi xưa nên Ý Nga đề nghị ông gửi cho anh em Hướng Đạo chúng ta cùng đọc. Đây là Thư Thứ Nhất:
(Ảnh internet)
TUỔI GIÀ NHỚ THỜI
GÀ RÙ THAM GIA HƯỚNG ĐẠO
Bài của
BẢO TRÂM (Minnesota)
(Để chào mừng World Scout Conference lần thứ 42 vào tháng 8.2021)
Chào chị Ý Nga,
Hiện nay sức khỏe tôi cũng hơi xuông… xuống mà cái đầu cũng bắt đầu tê… tệ rồi.
Trước nay, việc trong nhà tôi chịu khó “giúp ích” con cháu chút đỉnh như: sau khi ăn cơm thì thu dọn chén bát, đôi khi rửa chén hay khi máy đã rửa sạch chén bát thì tôi đem cất vào các ngăn tủ; nhưng vài lần tôi đang cầm cái ly, bỗng thả vào khoảng không mà tưởng là đang đặt nó lên bàn; rồi tôi luộc trứng mà quên đến độ trứng nổ... văng đầy bếp. Thấy thế, con gái tôi dặn:
- Ba đừng làm việc nhà, cũng đừng nấu nướng chi nữa! Ba thích ăn gì thì nói con nấu cho.
Tuy nói thế nhưng con vẫn sắm cho tôi cái bếp điện để bên ngoài nhà, tôi muốn nấu chi theo ý riêng thì cứ tự nhiên mà nấu. May mắn là việc ngoài vườn tôi vẫn chu đáo tươm tất, không tự nhiên mà chặt bỏ cây... đang tốt, nên mỗi ngày tôi vẫn làm việc ngoài vườn từ 3 tới 4 tiếng. Và cũng rất may mắn là việc làm tranh thơ, làm bìa sách giúp văn thi hữu, tôi vẫn còn đủ sáng suốt để hoàn thành như ý. Tôi sẽ tiếp tục làm bìa sách như chị đề nghị. Khi bắt tay vào những việc tương tự, bỗng nhiên đầu óc tôi linh hoạt hẳn lên và nghĩ ra được màu sắc thích hợp để trình bày; không buồn, không gắt gỏng khi bạn hữu góp ý. Quả là tôi còn được hưởng phuớc nhiều rồi. Chỉ là viết văn và làm thơ không ra chi nữa thôi. Gặp chuyện thì chỉ viết được… dài dòng như ri.
Lạ là cứ hễ làm gì bên ngoài vườn là tôi sáng suốt hẳn lên! Chắc là máu Hướng Đạo trong tôi vẫn còn nhiều lắm nên tôi thích hợp với đời sống "homeless" hơn, tôi vẫn lái xe vững vàng. Dù sao, hiện Trời còn cho chi thì tôi hưởng đó. Vui hưởng và không thắc mắc than van gì.
Thành thực... "khai báo" với chị, tôi xin tham gia Hướng Đạo khi quá tuổi vào Thiếu, nên vào thẳng Tráng Đoàn, vì thế khả năng Hướng Đạo của tôi thua rất xa quý anh em đi Hướng Đạo từ Thiếu lên Tráng. Tôi chưa được hân hạnh có tên rừng, nhưng anh em trong đoàn đặt tên "chữ" cho tôi là "Khỉ Nhót, Gà Rù" vì tôi tuổi Thân, đi đứng thì như gã rù, nhưng khi tham gia trò chơi thì nhanh như khỉ.
Văn thơ của chị mà chị bảo là thơ rác thì văn thơ của tôi xếp vào hàng ... gà rù là đúng rồi.
Nhớ lại cái thời Gà Rù của tôi khi tham gia Hướng Đạo. Tôi được chơi Trò Chơi Lớn một lần duy nhất trong một lần họp bạn các Liên Đoàn ở Huế, (Trò Chơi Lớn thì chúng tôi được huấn luyện nhiều trong Tráng Đoàn) tôi là người đầu tiên tìm ra từng đoạn Thư Hướng Dẫn trong tất cả các đoạn, mà đoạn nào cũng phải chạy mới kịp thì giờ ấn định. Con gà rù Bảo Trâm khi tham gia… trò chơi thì chẳng những không rù mà còn chạy nhanh không thua bạn bè chút nào. Khi tới cuối mỗi đoạn, tôi không vội vã tìm ngay mà đứng lại tập trung quan sát, suy nghĩ kỹ càng: nếu mình là người giấu bức thư thì đã giấu nơi đâu? Như chị đã biết, nếu có 8 Đội dự thi thì sẽ có 8 bức thư huớng dẫn y như nhau, nhưng Đội nào tìm ra trước, đương nhiên là có lợi hơn. Tôi có cái dở tệ là tìm ta bức thư nhưng… không hiểu thư viết gì, vì thư viết theo code, theo mã ngữ hay các dấu hiệu mà chỉ những Thiếu Sinh mới giỏi nhớ, nên tôi tìm được là đưa ngay cho bạn đồng đội đã lên Tráng từ Thiếu Sinh, mang nhiều bằng Hướng Đạo đầy ngực, để họ giải mã và hướng dẫn cách đi tiếp. Tới giai đoạn vượt qua suối thì suối không sâu, có thể đi bộ qua nhưng điều kiện là ai vượt suối mà ướt giày hay ướt chân thì bị loại.
Gần đó, có Ban Giám Khảo luôn quan sát cách từng Đội lập kế hoạch qua sông: Đội nào tính chặt cây làm cầu là sai vì không được phép chặt cây rừng bừa bãi; Đội nào tìm nơi có nhiều đá mà bước qua cũng không được như ý, lý do là ít ai bước qua mà giày không ướt vì khi nước chảy chạm hòn đá sẽ văng cao hơn. Có Đội hy sinh một người chạy qua đại, chấp nhận bị loại, nhưng khi qua bên kia, tìm cách leo được lên một cành cây to, cột sợi dây dài rồi đem trở lại cho các bạn khác đu qua thì ít ai dám làm "Tarzan". Có đội tìm cành cây gãy hay đá to đặt dưới lòng suối.v.v...
Tôi đề nghị chọn anh cao to nhất trong đội, chịu bị loại, bằng cách cõng từng người qua rồi quay trở lại, xem như rút bớt một người, nhưng Đội của tôi vẫn chạy tiếp đến đoạn khác nhanh hơn và cũng nhiều người hơn các Đội khác. Chỉ tội anh Voi Trịnh Trọng kia đã chọn sự hy sinh nhỏ cho chiến thắng lớn của toàn Đội đành phải... "trịnh trọng" quay về chỗ cắm trại, lủi thủi một mình chờ nghe tuyên bố kết quả. Lần đó dĩ nhiên Đội của tôi đoạt hạng nhất là nhờ công của anh Voi này. Sau khi kết thúc, các Trưởng đã giảng giải lại từng giai đọan, phê bình, khen ngợi để chúng tôi học hỏi và rút kinh nghệm cho đời sống thực tế. Đội nào bắt chước cách làm của Đội trước đã làm thì cũng chỉ bị trừ điểm ở giai đoạn đó thôi, vì đã được khuyến khích sự học hỏi và không tự ái hão. Quả là chúng tôi nhờ đó mà sau này khi ra đời đã thực hành được nhiều điều lợi ích vô kể cho bao người chung quanh!
Một lúc nào đó chị thử tổ chức những trò chơi tôi từng kể, xem các Hướng Đạo Sinh hiện nay làm cách nào hay hơn không? Tôi hơi tò mò nhưng lại nghĩ, hiện nay thì các em có thể dùng bao ny lông quấn kín hai chân nhưng lấy đâu bao nylon lúc cấp bách đó, khi mà các em đâu thể nào biết trước trong trò chơi có tình huống như thế nào mà chuẩn bị bao?
Tôi rất cảm phục quý Trưởng Hướng Đạo lúc đó: họ soạn ra những trò chơi rồi là nghĩ hết những tình huống có thể sẽ xảy ra, phản ứng của chúng ta sẽ ra sao, ai biết hy sinh cho đội, ai thông minh tháo vát, ai biến ứng nhanh nhạy, Đội nào thể hiện được tinh thần đoàn kết biết dấn thân “Mình vì mọi người”? và chấp nhận cho Đội này bắt chước Đội kia, nhưng không hề nói trước. Bắt chước cái hay của người khác cũng là một thái độ biết học hỏi cần có của một Hướng Đạo Sinh.
Chị cũng biết, trong Gia Đình Phật Tử của các chùa, hay Liên Minh Thánh Tâm của các nhà thờ, và trong Phong Trào Hướng Đạo: chúng ta được dạy phải luôn xưng hô với nhau bằng anh chị em, không mày tao, mi tớ, thằng đó, con kia bao giờ. Trong đời sống quân đội của chúng tôi, dù có những cách xưng hô rất võ biền, nhưng cấp dưới rất hiếm khi vô lễ với cấp trên, và cấp trên cũng xem tình Huynh Đệ Chi Binh là chính, đại đa số đều thương yêu và bảo bọc nhau như người nhà. Chính từ đó, chúng ta đã được hấp thụ một nền văn hóa nhân bản của thời VNCH.
Tiếc là dưới sự cai trị của cộng sản hiện nay, chẳng thấy cái hay nào cho thế hệ trẻ có thể bắt chước! Những giá trị nhân bản ấy đã không còn nữa. Thật là đau xót!
BẢO TRÂM (Minnesota)
THUYỀN HƯỚNG ĐẠO CẦN GIỮ VỮNG TAY CHÈO
*
Những kẻ phản bội anh em là thành phần cặn bã cần đào thải
*
Chúng khoe “bác sĩ, kỹ sư”
Khích người chia tam, xẻ tứ.
Giúp ích? Luôn luôn chối từ,
Chỉ lao vào đây quấy rối!
Dù “kiến trúc sư, luật sư”
Đồng mưu cùng “nha, dược sĩ”
Hướng Đạo hải ngoại cần ư
Kết thân vào giây… bằng cấp?
Đồng phục nhẵn nhụi trơn tru
Mà ban bùa mê, thuốc lú
Đầu óc chia rẽ tối mù
Đưa Hướng Đạo vào cửa tử?
Nhìn thuyền Hướng Đạo nguy nàn
Hởi Anh Em Bắt Tay Trái
Đoàn kết dẹp sạch Việt gian
Sóng to cần tay chèo vững!
Ý Nga, 19.5.2021
=======================================================================================================================
THƠ CỦA NHỮNG TRANH THƠ
BẨM, BẪM
Trình lên, BẨM BÁO: phải ngồi
Trẻ em BỤ BẪM trong nôi ngủ nằm.
Ý Nga, 18.5.2021
Mẹo nhớ HỎI, NGÃ:
-Trình lên thì phải ngồi nghiêm chỉnh > DẤU HỎI
-Bẩm cáo, bẩm trình, phúc bẩm
-Bẩm chất, bẩm sinh, bẩm tính (do trời phú cho)
-Lẩm bẩm.
-Cày sâu cuốc bẫm.
BÁC CHÁU, BÁT CHÁO
BÁC cho cô chú chữ C
Táo, tiêu tám BÁT (chữ t tận cùng)
Ý Nga, 18.5.2021
Mẹo nhớ:
-BÁC CHÁU > CHÁU có chữ c, BÁC cũng có chữ c
Câu thơ đầu có 6 chữ C cho dễ nhớ.
-BÁT cũng có nghĩa là TÁM (số 8) có chữ T, BÁT cũng có chữ t
Chợ ở Việt Nam xưa bán trái táo (nho nhỏ, giòn giòn, chua chua) thường đong bằng cái BÁT
(miền Nam gọi là cái chén). Câu thơ sau có 5 chữ T cho dễ nhớ.
CHÁO, CHÁU
CHÁU nghe lời dạy của U*
CHÁO ngon chóng khỏe, chạy ù O Hoa.
Ý Nga, 19.5.2021
Mẹo nhớ:
-CHÁU có chữ u tận cùng (U: mẹ, cách gọi ở miền Bắc) > câu thơ đầu có 2 chữ U cho dễ nhớ.
-CHÁO có chữ O tận cùng (O: cô, cách gọi ở miền Trung) > câu thơ sau có 6 chữ O cho dễ nhớ.
❉
HÀNH CŨ, CỦ HÀNH
*
(Đọc “NÓI CHUYỆN CHÍNH TẢ của “Nguyen Huu Phat”)
*
Hành xanh lá mới phi thơm
(Hành vàng lá: CŨ, dĩa cơm ai thèm?)
CỦ hành đứng ngắm chị em
Khen chê CŨ, MỚI chớ đem tôi bằm
Nhìn dao thớt sợ bị vằm
Sống thêm vài tuổi, đủ trăm năm. Mừng!
Ý Nga, 18.5.2021
Mẹo nhớ:
-Hành đã cũ (không mới) dù phi thơm nằm (dấu ngã) trên dĩa cơm thì trông màu vàng úa cũng không gợi thèm thực khách.
-Củ hành đứng (dấu hỏi)
NHIẾP ẢNH GIA, NHÍP ÁO
Giang nắng chụp ảnh suốt ngày
NHIẾP này cô Ê đội mũ.
🍀
Mẹ dạy em học vá, may
NHÍP I sát P: hết rách.
Ý Nga, 19.5.2021
Mẹo nhớ chính tả:
-NHIẾP (của NHIẾP ẢNH GIA = thợ chụp hình): có Ê ở giữa 2 chữ IP (cô Ê đội mũ).
-NHÍP (của NHÍP ÁO = may lành chỗ rách): may cho 2 chữ IP sát vào nhau, sao cho không thấy chỗ rách có chữ Ê nữa