Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
Lịch Sử Thành Lập và Quá Trình Hoạt Ðộng
Tổng Hội Cựu TNCT/VN là một tập hợp bao gồm những người bị giam giữ trong các trại tù của CSVN trước hoặc sau năm 1975 vì đã phục vụ cho chính quyền quốc gia hoặc hoặc đồng minh, hoặc là thành viên của các đảng phái quốc gia, hoặc tham gia vào các Mặt Trận Phục Quốc nhằm đánh đổ chế độ cộng sản hoặc bản thân có những hành vi chống cộng và bị cộng sản cầm tù. Trước mắt Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam bao gồm các cựu quân-cán-chính VNCH, các tu sĩ và thành viên của các đảng phái quốc gia, các văn nghệ sĩ đã bị cộng sản bỏ tù sau năm 1975. Trong tương lai, nếu điều kiện đấu tranh ở trong nước cho phép, Tổng Hội sẽ bao gồm thêm nhiều chiến sĩ phục quốc đã từng bị cầm tù cùng tất cả những ai vì đấu tranh dân chủ, tự do cho Việt Nam mà bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ.
I-LỊCH SỬ THÀNH LẬP:
Tổng Hội Cựu TNCT/VN được chính thức thành lập và ra mắt ngày 19-2-1989 tại Thành Phố Westminster, Nam Cali do sự hợp nhất ba hội tù nhân chính trị Nam Cali, Bắc Cali và Houston (Texas) mới đầu có danh xưng là Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, sau hoàn chỉnh thành Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam nhân Ðại Hội II họp tại Houston ngày 5&6 Tháng 7, 1991. Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là một tổ chức bất vụ lợi được đăng bạ với chính quyền Tiểu Bang Texas dưới số Charter 1174343 ngày 20-11-1990 có tầm hoạt động toàn Liên Bang Hoa Kỳ. Trong Bản Ðiều Lệ (Bylaw) bằng Anh Ngữ có ghi rõ mục tiêu của Tổng Hội Cựu TNCT/VN như sau:
The Federation was formed to:
- Unite and support all political prisoners and their families.
- Struggle for the unconditional freedom of the political prisoners who are still incarcerated and maltreated by Hanoi government.
- Struggle for human rights for all Vietnamese people.
- Struggle for free and democratic Vietnam.
Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được điều hành bởi một Ban Chấp Hành Trung Ương do một đại hội bao gồm các đại biểu của các khu hội trên nước Mỹ, Canada, sau này có thêm Khu Hội Pháp Quốc bầu ra – cứ hai năm một lần. (Ðại Hội năm 2006 tại New York tu chính thành 03 năm). Trụ sở chính thức của Tổng Hội tùy thuộc vào nơi cư trú của vị chủ tịch ban chấp hành. Nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành Trung Ương là 02 năm (nay là 03 năm) nhưng số nhiệm kỳ không giới hạn. Khởi đầu từ ba (03) khu hội nay Tổng Hội đã phát triển thành 32 khu hội ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp Quốc và đã bắt tay liên lạc được với anh em cựu tù nhân chính trị ở Úùc Châu.
II-QUÁ TRÌNH HOẠT ÐỘNG:
Là một lực lượng mới lìa xa tổ quốc và chịu biết bao đau thương – từ ngục tù cho tới kỳ thị, khinh rẻ khi sống sót và được thả ra – người cựu tù nhân chính trị hiểu thấu đáo bộ mặt thực của chế độ cộng sản. Họ mang nhiều hoài bão và nhiệt huyết cho nên ngay khi cuộc sống tạm ổn định nơi xứ tạm dung, họ dấn thân ngay vào lãnh vực sáng tác văn học nghệ thuậït và đấu tranh chống cộng ở hải ngọai. Có thể nói cựu tù nhân chính trị là lực lượng chủ động trong mọi sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh chính trị vàsáng tác văn học ở Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu. Chính vì thế mà thành tích hoạt động của các hội tù tại địa phương không sao kể hết được. Nay chỉ xin liệt kê một số những công tác chính do Ban Chấp hành Tổng Hội chủ động mà thôi.
5-8-1989: Do nhu cầu chuẩn bị tiếp đón các cựu tù nhân chính trị sẽ định cư vào Hoa Kỳ theo chương trình HO, Tổng Hội đã phối hợp với Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Thịnh Ðốn và Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam để thành lập Uûy Ban Phối Hợp Trung Ương Tiếp Ðón Cựu Tù Nhân Chính Trị. Ủy Ban này có nhiệm vụ vận động sự hỗ trợ của các đoàn thể và các địa phương trong công cuộc tiếp đón và trợ giúp ban đầu cho các gia đình cựu tù nhân chính trị mới định cự.
5-3-1990: Tiếp đón Ô. Rober L. Funseth – Phụ Tá Thứ Trưởng Hoa Kỳ tại San Jose – người đã ký thỏa hiệp với Hà Nội để thực hiện chương trình HO. Nhân dịp này Ô. Robert L. Funseth đã nhận rất nhiều đơn bảo lãnh cho các tù nhân chính trị còn bị kẹt tại quê nhà.
26-7-1990: Tiếp xúc với các giới chức của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ để trình bày về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
5&6 Tháng 7, 1991: Tổ chức Ðại Hội Kỳ II tại Houston, Texas đồng thời công bố Bản Cương Lĩnh Chính Trị để làm tiêu mốc cho công cuộc đấu tranh của lực lượng cựu tù nhân chính trị Việt Nam tại Hải Ngoại.
28-1-1992: Tham dự và đọc diễn văn tại Phòng Caucus Room – Quốc Hội Hoa Kỳ Nhân Ngày Vinh Danh Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do dân biểu Pete Peterson bảo trợ mà trưởng ban tổ chức là Ô. James Webb – Cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ. Những quan khác đặc biệt ngày hôm đó có TNS McCain và Tướng Collin Powell. Ô. Pete Peterson sau trở thành Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Liên tiếp trong những ngày 25-4-1992; 26-4-1992 và 18-6-1992; 19-6-1992 :Tổ chức những cuộc hội thảo về Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam tại các Thành Phố Dallas, Houston, Westmister, Calgary và Vancouver (Canada) mà diễn giả về phía Mỹ có Ô. Shepard C. Lowman – Cựu Cố Vấn Chính Trị Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trước 1975, ký giả Al Santoli – Chủ Bút tờ Washington Times tại Washington DC có ấn bản cả triệu số.
26-7-1992: Tổ chức Ngày Vinh Danh Cựu Tù Nhân Chính Trị tại San Jose với trên 1000 người tham dự mà vị khách danh dự là Ô. James Webb – Cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ (nay đã là TNS Liên Bang). Nhân dịp này Tổng Hội đã sưu tập được danh sách trên 1000 quân-cán-chính VNCH đã bỏ mình trong các lao tù cộng sản . Danh sách này sau đó đã được gửi tới Cao Uûy LHQ đặc trách nhân quyền, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ như những tài liệu tố cáo tội ác của bạo quyền VC. Danh sách này cũng đã được phổ biến tới các báo chí để đăng tải, tới các khu hội để làm tài liệu và lập bàn thờ tưởng kính cũng như Lễ Giỗ (Hiệp Kỵ ) hằng năm.
20-12-1992: Khánh thành Trung Tâm Sinh Họat Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali (San Jose). Ðây là một câu lạc bộ cựu tù nhân chính trị lớn nhất nước Mỹ với các lớp Anh Văn, Assembly, Computer cho cựu tù nhân chính trị và gia đình. Cắt băng khánh thành trung tâm này là chiến hữu chủ tịch Huỳnh Công Ánh đến từ Texas và bà Dân Biểu Joe Lofgren. Ðây còn là trọng điểm sinh hoạt của các hội đoàn và là nơi phát xuất các cuộc đấu tranh chống cộng tại Bắc Cali. Trung tâm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
19-6-1993: Nói chuyện nhân Ngày Quân Lực tại Calgary- Canada do Tổng Hội Cựu Quân Nhân QL/VNCH tại Canada tổ chức.
23-7-1993: Tiếp xúc với Ðại Sứ Warren Zimmerman – Tổng Giám Ðốc Ðịnh Cư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để thúc đẩy nhịp định cư đều đặn cho chương trình HO. Tiếp xúc với Ô. Kenneth Quinn – Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao để trình bày về vấn đề cựu tù nhân chính trị tham gia các hoạt động phục quốc tại Việt Nam. (Ô. Kenneth Quin sau trở thành Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Căm Bốt)
25-7-1993: Nói chuyện trên Ðài VOA trong một cuộc phỏng vấn phát thanh về Việt Nam do phóng viên Thái Phong thực hiện trong đó trả lời các câu hỏi về sự thành lập, mục tiêu cùng những họat động của Tổng Hội Cựu TNCT/VN đồng thời gửi lời thăm hỏi những cựu tù nhân chính trị hiện còn ở trong nước cũng như sắp sửa định cư vào Mỹ theo chương trình HO.
19-8-1993: Tiếp xúc với giới chức của Hội Ðồng Anh Ninh Quồc Gia Hoa Kỳ để can thiệp cho quý ông Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh, Trịnh Văn Thương, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Hữu Son, Nguyễn Ðức Lợi là những cựu quân nhân QL/VNCH đã trở về Việt Nam tranh đấu và bị cộng sản giam cầm.
15&16-7-1994: Tham dự và đọc diễn văn tại Ðại Hội Lần Thứ V của Liên Minh Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ và Liên Minh Toàn Quốc Gia Ðình POW/MIA tại Khách Sạn Sheraton gần Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn, sau đó tham gia cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc để phản đối chính quyền Clinton đã bỏ rơi các cụu tù binh Mỹ được ghi nhận còn sống sót tại Việt Nam.
8- 4 - 1995: Tổ chức Hội Thảo Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam tại Thành Phố Seattle –Washington với trên 1000 người tham dự. Các thuyết trình viên về phía Mỹ gồm có: Ô. Ted Sampley – Chủ Tịch Liên Minh Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Ðấu Tranh Dân Chủ, Tự Do cho Việt Nam đến từ North Carolina, Bà Dolores Alfond – Chủ Tịch Liên Minh Toàn Quốc Gia Ðình POW/MIA và ký giả Al Santoli đến từ WA, DC.
30-4-1995: Tham dự và đồng cắt băng khánh thành Tượng Ðài Kỷ Niệm Thuyền Nhân tại Ottawa – Thủ Ðô Canada do Cộng Ðồng Việt Nam tại Ottawa thực hiện.
4-6-1996: Phát động chiến dịch tẩy chay hãng điện thoại AT &T vì hãng này đã bảo trợ cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ VC tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật San Jose.
20-7-1996: Tổ chức Hội Thảo Dân Quyền Cho Việt Nam tại Philadelphia do chiến hữu Lê Thành Quang tổ chức với sự tham dự của các đoàn thể, cộng đồng trong vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ , tổ chức Captive Nations có trụ sở tại New York cùng Thượng Tọa Thích Minh Tuyên – Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ - Giáo Hội PG/VNTN Hải Ngoại.
30-4-1997: Hội Thảo Chính Trị tại Boston do Khu Hội Massachusett tổ chức mà thuyết trình viên chính là chiến hữu Ðào Văn Bình và Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng – Cố Vấn Tổng Hội.
5-7-1997: Tổ chức Ðại Hội V tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Nhân dịp này Tổng Hội đã gửi thư lên Ngoại Trưởng Albright yêu cầu Bộ Ngoại Giao cho thành lập toán thanh sát nhân quyền ở Việt Nam như Liên Hiệp Quốc đã làm.
4-6-1998: Phát động chiến dịch loại bỏ tên các nữ cán bộ cộng sản trong danh sách gọi là “ Huyền Thoại Phụ Nữ Trong Lịch Sử Thế Giới” của cơ quan UNESSCO Liên Hiệp Quốc. Chiến dịch này được khắp nơi trên thế giới hưởng ứng. Kết quả cơ quan LHQ đã loại bỏ danh sách 13 tên nữ cán bộ cộng sản do Hà Nội đệ nạp.
28-11-1998: Tổ chức Ðại Hội Chính Trị Bất Thường tại Oklahoma City để chuẩn bị chuyển hóa cựu tù nhân chính trị thành lực lượng đấu tranh chính trị thường trực và chuyển dần địa bàn hoạt động về quốc nội.
14-12-1998: Phối hợp với Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải VNCH ra tuyên cáo lên án Trung Cộng lấn chiếm trái phép Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời gửi kháng thư lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.
4-4-1999: Nương khí thế chống cộng bùng lên sau vụ Trần Trường ở Nam Cali, Tổng Hội đã phát động chiến dịch kêu gọi đồng bào hải ngoại: 1) Tạm ngưng du lịch Việt Nam 2) Tạm ngưng gửi tiền về Việt Nam 3) Dứt khoát không làm ăn buôn bán với VC.
30-4-1999: Chính thức thành lập chương trình phát thanh Tiếng Nói Của Tổng Hội Cựu TNCT/VN nghe được ở 17 thành phố Miền Ðông Hoa Kỳ trên Ðài Việt Nam Hải Ngoại do Khu Hội New Jersey điều hành. Chương trình phát thanh vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
3-7-1999: Tổ chức thành công Ðại Hội VI Tổng Hội Cựu TNCT/VN tại Houston
15-8-1999: Sinh hoạt với các đoàn thể chống cộng tại Vùng Bắc nước Ðức và các thanh niên Miền Bắc bị cưỡng bức lao động để trả nợ nay đang tỵ nạn chính trị tại Ðức và tham gia các hoạt động đấu tranh vì dân chủ, tự do cho Việt Nam.
9-12-1999: Cùng với Khu Hội New York tham gia buổi điều trần tại Văn Phòng Cao Uỷ LHQ tại New York Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền Thứ 51. Nhân dịp này Tổng Hội đã đệ nạp lên Cao Uỷ LHQ bản danh sách Quân –Cán-Chính VNCH đã chết trong tác trại tù cộng sản cùng những tài liệu nói về những cuộc thảm sát sau ngày 30-4-1975 do cộng sản chủ trương.
15-5-2000: Tham dự lễ chôn cất và vinh danh 10 quân nhân tử nạn máy bay trong một phi vụ trên không phận Vientian (Lào) năm 1965 trong đó có hai quân nhân Việt Nam, do Bộ Quốc Phòng Mỹ tổ chức. Buổi lễ đã được long trọng cử hành tại Nghiã Trang Quốc Gia Arlington thuộc Thành Phố Virginia
22-7-2000: Tham dự và đọc tham luận tại Ðại Hội Tự Do Tôn Giáo tại Orlando – Florida do Thượng Tọa Vân Ðàm và LM Nguyễn Hữu Lễ để hỗ trợ cho các hoạt động đấu tranh vì Tự Do Tôn Giáo trong và ngoài nước mà Tổng Hội vẫn chủ trương.
Từ 4-8 tới 9-8-2000: Trong chuyến công tác 5 ngày tại Melbourne- Uùc Châu đã thuyết trình về Lịch Sử Thành Lập và Ðường Hướng Tranh Ðấu của Tổng Hội Cựu TNCT/VN tại Hội Quán Cựu Quân Nhân Uùc Châu, tiếp xúc với các cựu tù nhân chính trị tại Melbourne. Chuyến đi đã được báo chí Úc Châu loan tải rộng rãi và đánh giá cao.
16-8-2000: Ra văn thư kêu gọi khắp nơi tích cực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của Cộng Ðồng Massachusett chống lại việc Williams Joiner Center thuộc Viện Ðại Học Boston mời hai văn nô VC qua đây để viết lại lịch sử người tỵ nạn Việt Nam và tù nhân cải tạo.
Tháng 9, 2000: Tích cựu hỗ trợ cho Cộng Ðồng và Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị New York tổ chức cuộc diễn hành trong Ngày Văn Hóa Liên Hiệp Quốc tại New York do LHQ tổ chức với rừng oờ vàng ba sọc đỏ, Hai Bà Trưng cưỡi voi, đám cưới cổ truyền. Kết quả cuộc diễn hành đã được LHQ chấm giải nhất – tạo vinh dự và niềm tin cho cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại và cũng là vinh dự chung cho lực lượng cựu tù nhân chính trị Việt Nam.
3-12-2001: Thăm viếng và ủy lạo chiến sĩ Lý Tống bị cầm tù tại Thái Lan.
Tháng 12, 2000: Tích cực yểm trợ cho kế hoạch gây quỹ xây dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Nam Cali mà trong đó Khu Hội Nam Cali cũng đã đóng góp rất nhiều công sức.
7-7-2001: Tổ chức thành công Ðại Hội VII Tổng Hội Cựu TNCT/VN tại Orlando, Florida.
5-7-2003: Tổ chức thành công Ðại Hội VIII Tổng Hội Cựu TNCT/VN tại San Jose, California.
26-27&28/9/2003: Tham dự và hỗ trợ cho Ðại Hội Toàn Quân tổ chức ở Nam Cali thành công.
Tháng 4, 2005: Cập nhật hóa lần sau cùng danh sách 1775 Quân-Cán-Chính VNCH Bỏ Mình Trong Lao Tù Cộng Sản. Phát động chiến dịch đấu tranh nhân dịp tưởng niệm 30 năm Quốc Hận bằng cách tổ chức Hội Thảo Chính Trị, biểu tình trước sứ quán VC tại Paris Pháp Quốc để lên án đảng CSVN bán đất dâng biển và yếu hèn trong việc bảo vệ sinh mạng của đồng bào, tố cáo chính sách bành trướng và giết hại ngư phủ Việt Nam của Trung Cộng, phát động chiến dịch viết thỉnh nguyện thư lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để yêu cầu Hoa Kỳ tạo áp lực lên bạo quyền VC cho đến khi nào các tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền được thỏa mãn.
30-4-2005: Tổ chức Hội Thảo Chính Trị tại Paris và biểu tình trước sứ quán VC tại Paris phản đối đảng CSVN đã bán đất, dâng biển nhân kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận.
13-8-2005: Tổ chức thành công Ðại Hội IX Tổng Hội Cựu TNCT/VN tại Thành Phố Atlanta, Tiểu Bang Georgia.
Kết luận: Cựu tù nhân chính trị là một thực thể chính trị không thể phủ nhận. Dù không cùng một quân trường, một binh chủng, đồng hương hay cùng một đảng phái, họ thương mến nhau và đoàn kết một lòng , tạo nên một đại gia đình thân thương rộng lớn trên nước Mỹ, Pháp và Canada chưa từng thấy. Không kể những đợt cựu tù nhân chính trị đến Mỹ, Úc, Canada bằng con đường vượt biển, những cựu tù nhân chính trị đến Mỹ bằng chương trình HO nay đã có kinh nghiệm sống trên đất Mỹ 10 năm và họ đã học hỏi được rất nhiều. Nếu tình hình chính trị tại Việt Nam thay đổi, chắc chắn cựu tù nhân chính trị Việt Nam trong và ngoài nước sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình đẩy lui tàn tích cộng sản vào trong bóng tối, hàn gắn vết thương dân tộc và tái thiết đất nước.
Cước chú: Tài liệu này được cập nhật tới Tháng 8, 2005