Grace Bùi (viết cho ngày Phụ Nữ Thế Giới, March 8, 2021)
Lê Tuấn chuyển dịch
Ngay trước nửa đêm ngày 6 tháng 10, 2020, cảnh sát ập đến
chỗ ở trọ của cô Phạm Thị Đoan Trang, một nhà văn, nhà báo, và tranh đấu nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Chính quyền bắt giữ cô dựa theo điều 88 của bộ luật Hình Sự 1999 về tội “tạo ra, tàng trữ, tung ra, hay loan truyền những tin tức, tài liệu tuyên truyền và những bài viết chống lại Nước Cộng Hòa Xã hội Việt Nam.” Cô có thể bị phạt tù tới 20 năm.
Điều đáng chú ý là Phạm Đoan Trang bị bắt chỉ một vài giờ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chấm dứt cuộc đối thoại hàng năm lần thứ 24 về Nhân Quyền. Trang hiện đang bị biệt giam chờ ngày ra tòa. Từ hôm đó, không ai trông thấy Trang hay nghe thấy tin tức gì về Trang, kể cả luật sư của cô.
Đáng tiếc là trường hợp của Trang không phải là trường hợp duy nhất. Mặc dù đã tạo được những thành công trên bình diện quốc tế về những đóng góp cho nhân quyền, tự do báo chí, phong trào ủng hộ dân chủ, Trang và các phụ nữ tranh đấu trong nước thường bị sách nhiễu, bắt giam và xử án tù dài hạn.
Vào ngày 24 tháng 6, 2020 cảnh sát tông cửa vào nhà bắt bà Cấn Thị Thêu dù không có lệnh truy nã. Thêu đã từng là nạn nhân của việc lấn chiếm đất và là nhà tranh đấu về chủ quyền đất đai. Bà đã bị sách nhiễu nhiều lần trước khi bị bắt, lần này là lần thứ ba. Hiện nay bà đang bị giam biệt lập. Hai người con trai của bà, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương cũng đã bị bắt. Chỉ có chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm, không bị cầm tù.
Cùng sáng sớm hôm đó, Nguyễn Thi Tâm, một người đã đệ đơn thỉnh cầu về đất đai và tranh đấu nhân quyền, cũng bị cơ quan an ninh bắt cóc lúc đi chợ ở gần nhà. Cả 4 người này đều bị kết tội dưới điều luật số 117.
Theo hồ sơ của Dự Án 88, cho đến ngày 2 tháng 3, 2021, đã có 83 phụ nữ tranh đấu ở trong tình trạng nguy nan, kể cả 28 người đang bị giam giữ về tội phát biểu về các vấn đề nhân quyền và dân chủ. Đã có 9 phụ nữ bị bắt trong năm 2020, 4 trong năm 2019. Số người bị bắt tăng gấp đôi trong năm 2020, và hầu hết những phụ nữ này bị kết tội đã phát biểu ý kiến của của mình trên mạng xã hội.
Việt Nam trấn áp những sự chống đối một cách rộng lớn, thường xuyên cấm đoán các tù nhân chính trị liên lạc với gia đình hay luật sư, không được xử trên tòa một cách công bằng và không được săn sóc sức khỏe đầy đủ khi bị giam.
Việc quy vào những phụ nữ tranh đấu này như chủ đích còn nêu lên những lo ngại về cách đối xử với các phụ nữ, gia đình và con cái của họ, nhất là những đứa trẻ. Việc bắt bớ và sách nhiễu những phụ nữ có con nhỏ còn có những ảnh hưởng lớn đến vấn đề tâm thầm của cả mẹ lẫn con, như lời nhà nhân quyền Trần Thi Nga đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Dự Án 88 sau khi được tha.
Dựa theo khoản 1(b) của điều luật 67 của bộ luật Hình Sự 2015, “Một phạm nhân đang có thai hay có con nhỏ dưới 36 tháng có thể được hoãn thi hành bản án cho tới khi đứa bé đủ 36 tháng.” Tuy nhiên chính quyền Việt Nam không tuân theo luật lệ của chính họ một cách thường xuyên.
Đoàn Thị Hồng bị bắt vào ngày 2-9-2018, dù không bị khép tội hay có lệnh truy nã và gia đình cô không biết cô ở đâu trong một thời gian rất lâu. Hồng chỉ có hai mẹ con, đứa bé mới 30 tháng vào lúc cô bị bắt và giam biệt lập một năm. Trong thời gian đó, gia đình cô, kể cả đứa bé gái, đều không được phép vào thăm.
Huỳnh Thị Tố Nga, một chuyên viên phòng thí nghiệm, cũng là một bà mẹ không chồng với 2 đứa con, trong đó có một bé dưới 30 tháng tuổi lúc cô bị mật vụ bắt cóc. Cô bị bắt đi ngày 29-1-2019 tại ngay nhà thương chỗ cô làm việc. Gia đình không có tin tức gì về cô trong vòng mấy tuần lễ. Sau khi Nga bị bắt, gia đình cô quyết định không lên tiếng nữa và cũng không ủng hộ cô vì sự hăm dọa của nhà cầm quyền.
Đinh Thị Thu Thủy, một phụ nữ độc thân, có con, là người bị bắt sau cùng. Thủy bị bắt vào ngày 18-4-2020, dưới khoản 117 vì tội “tạo ra, tàng trữ, tung ra hay loan truyền những tin tức, tài liệu và những bài viết chống lại Nước Cộng Hòa Xã hội Việt Nam.”
Theo lời kết tội, Thủy bị cho là đã tạo ra một số chương mục trên Facebook để loan ra nhiều bài viết đánh sai lạc đường lối của chính quyền và nhục mạ các giới chức lãnh đạo. Cô cũng còn bị kết án là chỉ trích các biện pháp của đảng Cộng Sản trong việc đối phó với dịch Covid-19.
Thủy là nhà tranh đấu cho nhân quyền và môi trường. Cô cũng độc thân với đứa con 9 tuổi. Thủy bị biệt giam trước khi ra tòa và không được gặp đứa con trai cho tới tháng 12 năm 2020. Cô bị xử án 7 năm tù vào tháng 20-1-2021 và bị đau nặng trong lúc bị giam hãm.
Chính quyền Việt Nam thường dùng các trẻ em làm áp lực để các bà mẹ ký bản thú tội. Nhà cầm quyền kết án các người đàn bà này đã không làm tròn bổn phận của người mẹ. Những phụ nữ này thường được chuyển sang các trại giam xa khu vực họ cư trú, có khi đến cả ngàn cây số. Giam giữ họ ở xa như vậy, việc các con nhỏ đi thăm viếng cực kỳ khó khăn. Gia đình chỉ được thăm mỗi tháng một lần dưới 30 phút. Nhiều khi gia đình lặn lội từ xa đến nơi thì mới biết là không được phép vào thăm.
Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trở nên tệ hại hơn trong 5 năm qua. Nhà cầm quyền thường áp dụng những luật lệ rất khắt khe để đe dọa quyền tự do phát biểu ý kiến và kết án tù những người chống đối lâu hơn.
Nhà cầm quyền tiếp tục lạm dụng quyền hành đối với những quyền lợi căn bản của nhân dân. Họ tự ý bắt bớ và giam giữ, phạt tù rất lâu, cấm cản quyền được phát biểu ý kiến, hệ thống Internet, những cuộc hội họp ôn hòa, và quyền tự do đi lại, chẳng hạn như bằng cách ra lệnh cấm di chuyển.
Sự hành hạ và đối xử tệ hại với những tù nhân chính trị cũng là một chuyện đáng lo ngại, nhất là đối với những phụ nữ bị cầm tù trong các điều kiện đó. Những cựu tù nhân đã cho biết về các kinh nghiệm trong tù của họ, chẳng hạn như phải giành giật nhau vì một miếng băng vệ sinh hay các cai tù đứng nhìn họ lúc họ thay quần áo.
Dự Án 88 đã phỏng vấn Phạm Đoan Trang trước khi cô bị bắt. Cô nói tới những phấn đấu và thử thách của phụ nữ bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Cô Trang phát biểu: “Nói chung, đàn bà Việt Nam không được tôn trọng. Không phải chỉ trong công cuộc phấn đấu cho nền dân chủ mà thôi, những phụ nữ tranh đấu chịu thiệt thòi vì họ bị tấn công không kém gì phái nam. Họ bị đánh đập, hành hạ.”
“Việc của họ làm không thua gì những gì phái nam làm nhưng họ thường chỉ nhận được sự thương hại. Tôi không cho đó là tôn trọng…”
“Trong một chế độ độc tài, không ai có tự do, nhất là phụ nữ. Sự thiếu tự do của họ gấp nhiều lần so với phái nam. Bởi vì phụ nữ không chỉ là nạn nhân của chế độ về các vấn đề chính trị mà thôi, họ còn là nạn nhân của sự bất bình đẳng giới tính và sự tự chế”.
Ngày Phụ Nữ Quốc Tế được cử hành vào ngày 8 tháng Ba mỗi năm. Dự Án 88 dành trọn tháng Ba để vinh danh các phụ nữ tranh đấu Việt Nam và đặc biệt là 28 người đang bị tù đầy.
Xin cùng chúng tôi cất lên tiếng nói của những phụ nữ Việt Nam tranh đấu trong dịp Ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Chúng tôi khuyến khích các chính quyền nước ngoài và những hội đoàn làm áp lực với chính quyền Việt Nam, bắt buộc họ đối xử tử tế hơn với các nữ tù nhân, chẳng hạn như bảo đảm giờ giấc thăm viếng và tôn trọng chính luật lệ của họ về sự bắt bớ những người đàn bà có con nhỏ, và trao trả tự do cho tất cả các nữ tù nhân vô điều kiện.
(Bà Grace Bùi là thành viên vận động sách lược của “Dự Án 88”, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm thúc đẩy quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.)
The Vietnamese women who refuse to stay silent
As International Women’s Day nears, female activists in Vietnam are appealing for global attention to the persecution they often face
Phạm Thị Đoàn Trang
Just before midnight on October 6, 2020, police raided the boarding house of Pham Doan Trang, a prominent Vietnamese author, journalist, and human-rights activist. They arrested her under Article 88 of the 1999 Penal Code for “making, storing, disseminating or propagating information, documents, and articles against the State and Socialist Republic of Vietnam.” She faces up to 20 years in prison.
Ironically, Pham Doan Trang was arrested just hours after the United States and Vietnam completed their 24th annual Human Rights Dialogue. Trang has been held incommunicado in pretrial detention since her arrest. No one has seen her or heard from her since that day, not even her lawyer.
Unfortunately, Trang’s case is not unique. Despite their internationally acclaimed achievements and important contributions to the human rights, free press, and pro-democracy movement in Vietnam, Trang and other female activists in the country are frequently subjected to harassment, arrest, and long prison sentences.
On June 24, 2020, police broke into Can Thi Theu’s house and arrested her without a warrant. Theu is a land-grab victim and a land-rights activist. She was harassed multiple times before she was arrested that day, her third arrest. She is being held incommunicado. Her sons, Trinh Ba Tu and Trinh Ba Phuong, have also been arrested, leaving Theu’s husband, Trinh Ba Khiem, as the only one not currently imprisoned.
Early the same day, land petitioner and human-rights defender Nguyen Thi Tam was kidnapped by security forces while going to the local market.
According to The 88 Project’s records, as of March 2, 2021, there are 83 female activists currently at risk, including 28 in detention for speaking up for human rights and democracy issues. There were nine women arrested in 2020 and four in 2019. In 2020, the number of arrests more than doubled, and most of the women were charged for expressing their opinions on social media.
Vietnam suppresses dissent broadly, often denying political prisoners the right to communicate with their families or lawyers, the right to a fair trial, and adequate health care behind bars.
The targeting of female activists also raises serious concerns about the effects of this treatment on women and their families, especially young children. The arrest and harassment of female activists with young children, has a significant mental impact on both the mothers and the children, as former political prisoner Tran Thi Nga shared in an interview with The 88 Project after her release.
According to Clause 1(b) of Article 67 of the Vietnam’s 2015 Criminal Code, “[a] convict who is a pregnant woman or having a child under 36 months of age may have the sentence deferred until the child reaches the age of 36 months.” However, the Vietnamese government often doesn’t follow its own rules.
Doan Thi Hong was arrested on September 2, 2018, without any charges or arrest warrant, and her family didn’t know her whereabouts for a long time. Hong is a single mother, and her daughter was only 30 months old at the time of her arrest. She was held incommunicado for one year. During that time her family was not allowed to see her, including her young daughter.
Huynh Thi To Nga, a lab technician, also a single mother, has two children, and one of them was under 30 months old at the time Nga was abducted by plainclothes police. She was taken away from the hospital where she worked on January 29, 2019, and her family didn’t know her whereabouts for several weeks.
After Nga’s arrest, the family decided to stay very quiet and were unwilling to advocate for her because of intimidation by the authorities.
Dinh Thi Thu Thuy is the most recent arrest of a single mother. Thuy was arrested on April 18, 2020, under Article 117 for “making, storing, distributing or disseminating information, documents and articles to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam.”
According to the indictment, Thuy had allegedly created a number of Facebook accounts to disseminate numerous articles distorting the Communist regime’s policies and defaming its leadership. She was also accused of criticizing the Communist Party’s measures in dealing with Covid-19.
Thuy is a human-rights and an environmental-rights activist, and she is also a single mother of a nine-year-old child. Thuy was held in incommunicado pretrial detention and did not get to see her son until December 2020. She was sentenced to seven years in prison on January 20, 2021, and has been severely ill while imprisoned.
The Vietnamese government often uses children as bait to force their mothers to sign a confession. The authorities accuse the women of not fulfilling their responsibilities as mothers.
These women are often transferred to prisons located far away from their home towns, even thousands of kilometers away. By detaining them in places that are far from home, they make it extremely difficult for the young children to visit. The family is only allowed to visit once a month and for less than 30 minutes each visit. Sometimes the families will travel a long distance to the prison camps only to find out that they are not allowed to visit.
The human-rights situation in Vietnam has worsened in the past five years. The government often uses draconian laws to threaten freedom of expression, and it has sentenced dissidents to longer prison terms.
The authorities continue to abuse the basic rights of citizens. They engage in arbitrary arrests and detention, handing down lengthy prison terms, and placing restrictions on freedom of expression, the Internet, the right of peaceful assembly, and freedom of movement, such as by imposing travel bans.
The torture and ill-treatment of political prisoners is also particularly worrisome. And it’s even more difficult for female prisoners detained in such conditions. Former female prisoners have shared their experiences in prison, explaining how they had to fight for sanitary napkins or how the guards would watch them while they were changing their clothes.
The 88 Project interviewed Pham Doan Trang before she was arrested. She shared the struggles and challenges of female activists in Vietnam.
“In general, Vietnamese women are not respected,” she said. “Not only in democracy activism, female activists disadvantaged because they get attacked no less than male activists. They are beaten and assaulted.
“The work they do is no less than their male counterparts. But what they often get from other people is pity. I think it is not respect.…
“In a dictatorship nobody has freedom, but especially not women; their lack of freedom is multiplied many times compared [with] men. Because women are not only victims of the regime in terms of politics, but they are also victims of gender inequality and self-constraint.”
International Women’s Day is celebrated on March 8 each year. The 88 Project is dedicating the whole month of March to honor all Vietnamese female activists, and especially the 28 who are currently in prison.
Please join us in speaking up for Vietnam’s female activists in honor of International Women’s Day. We encourage foreign governments and organizations to press the Vietnamese government to provide better conditions for female prisoners, such as ensuring visiting hours and following its own laws in respect to the arrests of women with young children, and to release all female political prisoners unconditionally.
Tagged: Human RightsOpinionPolitical PrisonersVietnamVietnamese women
Grace Bui is an advocacy officer at The 88 Project, a non-profit organization that works to promote freedom of expression in Vietnam. More by Grace Bui