Thưa Bà Con,
Xin chuyển Phần II của loạt bài Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu nói về Những thách thức của Trung Cộng trong tiến trình toàn cầu hóa nhằm nhận định vai trò của TC trong vấn đề khuynh đảo thế giới như thế nào?
* * *
Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu ( Phần II )
TS Mai Thanh Truyet
Lời nói đầu:
• Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại? Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…
• Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại? Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ - 5,00US$/ngày.
• Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị - kinh tế - văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.
• Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.
“Dường như Trung Cộng đang mở rộng ảnh hưởng của mình về mặt kinh tế và thậm chí về mặt quân sự ra ngoài biên giới quốc gia và vượt ra ngoài các quốc gia triều cống ngoại vi truyền thống.
“It appears that China is extending its influence economically and even militarily way beyond its national borders and beyond its traditional peripheral tributary states.” Marshall W. Meyer.
Phần II: Thách thức của Trung Cộng trong Tiến trình Toàn cầu hóa
Trung Cộng là một quốc gia có diện tích 9.596.960 Km2 tức 3,705,410 sq mi, với dân số 1,439,323,776 (theo thống kê UN 9/2020). TC hiện nay lại đang đối mặt với nạn trai thừa gái thiếu (130/100), hậu quả của chính sách thời Mao Trạch Đông là vấn đề nan giải cho chính quyền hiện tại. Thêm vào đó, phía bắc TC bị nạn Sa Mạc hóa, mất hàng chục ngàn km2 đất trồng trọt được hàng năm khiến cho cuộc sống tại các miền này ngày một khó khăn hơn. Vì thiếu nước uống, họ phải bơm nước từ những sông thuộc miền Nam lên nhưng vì miền này thấp hơn miền Bắc, nên rất tốn kém. Vì lý do đó, họ phải nghĩ tới biện pháp dãn dân và di dân xuống Miền Nam, một vị trí được thiên nhiên ưu đãi. Đó là Việt Nam và những quốc gia lân cận như Cambodia, Lào, Miến Điện.
Từ những điều kiện địa lý khắc nghiệt của đất nước, và đứng trước nạn nhân mãn của dân tộc, TC phải tìm đủ mọi cách để sống còn, ngay cả những phương cách tạo thành ra những vấn nạn ảnh hưởng tệ hại lên toàn cầu. Sau đây là bốn vấn nạn chính yếu do TC gây ra những xáo trộn môi trường thế giới:
• Sự thay đổi khí hậu: TC là một trong những nguyên nhân chính yếu làm tăng nhiệt độ không khí toàn cầu qua nhu cầu phát triển quốc gia không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Một bằng chứng cụ thể là người dân Bắc Kinh chỉ thấy được bầu trời xanh độ 100 lần/năm mà thôi;
• Việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong là một âm mưu thâm độc nhằm kiểm soát nguồn nước ở hạ lưu, ảnh hưởng đến 70 triệu người dân sống trong vùng;
• Sản xuất thực phẩm độc hại và tung ra khắp nơi trên thế giới nhằm đầu đọc và âm mưu thống lĩnh toàn cầu;
• Việc sản xuất hàng loạt hóa chất và dược phẩm không dựa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm chiếm giữ độc quyền khai thác và tiêu thụ với giá rẻ, giết chết hàng hóa của khồi tư bản!.
1. Chính sách “Một vành đay – Một con đường
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng do Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013, là một chương trình hạ tầng cơ sở quốc tế lớn liên quan đến gần 140 quốc gia với ước tính hơn 1 nghìn tỷ đô la trong các dự án liên quan đến năng lượng, giao thông, mạng kỹ thuật số và thương mại.
BRI gồm có hai phần chính: Một Vành đai và Một Con đường. “Một Vành đai” có nghĩa là “Con đường tơ lụa vành đai kinh tế” - Silk Road Economic Belt, và “Một Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” - 21st Century Maritime Silk Road.
· Con đường tơ lụa vành đay kinh tế được thiết kế với ba nhánh chính nối từ TC qua Trung Á và Nga tới Âu Châu; từ TC qua Trung Á, Tây Á đến Địa Trung Hải; và từ TC đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.
· Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI nối liền hệ thống hải cảng biển của TC với các hải cảng chính ở Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu và Âu Châu qua Ấn Độ Dương.
Hiện nay, đối với TC, BRI là một chiến lược toàn cầu kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng sản lượng khoảng 23.000 tỷ US$, tương đương 1/3 kinh tế toàn cầu, kết nối 62% tổng số dân trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo TC coi BRI là hợp tác “đôi bên cùng có lợi” chỉ nhắm việc tập trung vào phát triển và kết nối. Bắc Kinh đã bỏ rất nhiều thời gian để giảm thiểu các mối liên quan của BRI với Quân đội Giải phóng Nhân dân và hạ thấp các quan điểm địa chiến lược thâm sâu của sáng kiến này. Tuy nhiên, nhiều chính phủ hiện tai như Somalia, Ethiopia, Tanzania, Zambia, Congo, Kenya, Yemen, Pakistan, Sri Lanka, India, Canada, Australia, Brasil, Peru, Chile, Venezuela, Cambodia, Lào, Phi Luật Tân, Việt Nam v.v… đã trở nên lo lắng về các động cơ thầm kín đằng sau các dự án BRI, nhiều nước trong số đó có khả năng thương mại-quân sự hai chiều và ngày càng được kết nối với các công nghệ kỹ thuật số và mạng lưới và hệ thống vệ tinh của TC.
2. Thành quả của chính sách Một vành đai – Một con đường
Viện Chính sách Xã hội Châu Á - Vũ khí hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường - xem xét các dự án BRI quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và khám phá chính sách trên có sự tham gia của Quân đội Giải phóng Nhân dân TC qua các dự án phát triển kinh tế cùng sự hiện diện của các quân nhân TC dưới dạng công nhân và nhân viên điều hành.
Sau 5 năm thực hiện, chính sách BRI đã thành công qua sự tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, và các tổ chức quốc tế với mức đầu tư trên 5.000 tỷ US. Và kể từ đó, TC tạo ra được một nền ngoại giao “bẫy nợ” áp đặt lên các quốc gia đã tham gia vào kế hoạch trên.
Trước hết, các khoản vay nợ nầy thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà đầu tư của các quốc gia Tây phương. Vô hình chung, các khoản nợ từ các ngân hàng nhà nước TC cuối cùng làm cho các nước hợp tác với BRI trở thành một đối tác “lệ thuộc” vào TC và phải chịu sức ép của họ qua việc bàn giao các hải cảng, đường giao thông cùng những phương tiện hậu cần cần thiết cho các dự án phát triển.
Tất cả chỉ nhắm vào các mục tiêu sống còn của Trung Công dưới đây:
· Giải quyết nhu cầu năng lượng và nguyên liệu;
· Giải quyết nạn gia tăng dân số tại Trung Hoa: Nhiều nhà hoạch định kế hoạch kiểm soát dân số của TC với chính sách 1 con/gia đình vẫn đưa đến triễn vọng là TC cần phải đưa ra khỏi nước khoảng 300 triệu dân mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Và số di dân trên đi đến những nơi thích hợp nhứt là Phi châu;
· Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng với mục tiêu đánh gục hàng nội địa của quốc gia chấp nhận chính sách BRI, TC còn mang tham vọng đẩy lùi hàng hóa nhập cảng đến từ các quốc gia Tây phương nữa.
3. Kế hoạch “Một vành đai-Một con đường” đang suy tàn
Sau bảy năm áp dụng, hiện tại hầu hết các quốc gia tham gia vào kế hoạch đã sáng mắt vì kế hoạch bẫy nợ của TC. Việc đầu tư của TC trên tổng số các quốc gia tham gia kế hoạch giảm sút một cách đáng kể khiến cho Tập Cận Bình phải cảnh báo là cần xét lại chính sách đầu tư của TC. Trong năm 2019, TC đầu tư tổng cộng 106 tỷ US$, trong lúc đó nửa năm đầu 2020 chỉ còn 23,45 tỷ US$ mà thôi!
Qua nạn đại dịch Covid Wuhan, chính Bộ Ngoại giao TC thú nhận có 20% các dự án BRI chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, 30%-40% chịu ảnh hưởng một phần và 40% hầu như không bị ảnh hưởng. Nhưng bào chữa trên cũng không xoa dịu được tâm lý “thoái trào” của kế hoạch BRI được, vì mức đầu tư sụt giảm mạnh so với những năm đầu tiên khi bắt đầu chính sách từ năm 2013.
Nhận thức được sự thoái trào của kế hoạch BRI, chính TT Lý Khắc Cường của TC đã phải hứa hẹn với những quốc gia đầu tư rằng sẽ bảo vệ nguyên tắc kinh tế thị trường cũng như tạo cơ hội tương đối đối đồng đều cho các nhà đầu tư bản địa so với chủ đầu tư TC. Nhưng điều nầy sẽ không thay đổi ý định của các quốc gia tham gia vào kế hoạch vì họ đã nhận thức được tâm địa xấu xa của TC. Điển hình là Ấn Độ, Sri Lanka, Congo và nhiều nước khác đã chính thức chấm đứt hợp đồng với TC.
Trong quốc nội, nền kinh tế Trung Cộng sẽ là nền kinh tế quan trọng đầu tiên trong lịch sử mà sẽ già trước khi giàu. Ngoài ra chính sách phát triển kinh tế của Trung Cộng đã làm cho vấn đề tài chính rất khó khăn cho đại đa số công nhân về hưu vì họ không có tài sản hay hưu bổng và Trung Cộng không có mạng lưới an sinh xã hội như các quốc gia tân tiến.
Nói về hệ số Gini là một số thống kê có giá trị giữa 0,00 và 1,00, mà trị giá càng nhỏ thì sự phân phối càng đồng đều, là một chỉ số tốt hơn để đo lường mức độ phân phối công bằng của tổng sản lượng quốc gia. Khi so sánh hệ số Gini của TC qua thời gian cho thấy rằng nền kinh tế càng tăng trưởng thì sự phân phối lợi tức càng bất đồng đều. Nếu so sánh hệ số Gini của Trung Cộng với hệ số của các nền kinh tế lớn khác cho thấy rằng phân phối lợi tức tại Trung Cộng bất đồng đều hơn là tại các quốc gia gia đó
Như vậy, ngày tàn của đế quốc TC sẽ đến trong một tương lai không xa…
4. Thay lời kết
Toàn cầu hóa không chỉ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ làm đúng. Nó phụ thuộc vào việc Trung Cộng làm điều đúng đắn hơn - Globalization doesn’t just depend on the United States doing the right thing. It depends on China doing the right thing.
Trung Cộng đã đến với các quốc gia trên thế giới qua kế hoạch Một vành đay - Một con đường, không qua việc giao thương chánh đạo, lại đi con đường bá đạo, bốc lột, và rút ruột các quốc gia đã tham gia. Vì vậy, sớm muộn gì TC cũng phải sẽ đi vào bế tắc, một “cái chết” bất đắc kỳ tử cho một tham vọng …làm bá chủ thế giới của TC qua Tập Cận Bình, và sẽ báo hiệu một cáo chung của chế độ và đất nước Trung Hoa.
Một vành đai và một con đường chưa chết. Nhưng chúng ta có thể mô tả nó một cách lịch sự là nghỉ ngơi (rest). Chúng ta không mong đợi Bắc Kinh thừa nhận nhiều như vậy hoặc công khai mong muốn làm giảm các thông số “bất chính” của dự án, mà chúng ta sẽ thấy không phải sự minh bạch (transparency) mà là sự xáo trộn (muddling) của TC nhằm mục đích tránh một vụ vỡ nợ lớn trong Trung Hoa lục địa hoặc một thảm họa ngoại giao sẽ khiến tập đoàn Tập Cận Bình tan vỡ kéo theo sự xé nát TC làm nhiều mãnh. Ở đất nước nầy, sự xáo trộn xã hội là một mô hình lịch sử đã có từ thời lập quốc của Trung Cộng.
Trung Cộng đã sai lầm khi phát động chính sách và áp dụng kế hoạch BRI lên toàn cầu. Đối với người Tàu, sáng kiến này là một sai lầm chiến lược từ suy nghĩ của Đảng CSTC, bằng cách mua vào một ý tưởng sai lầm rằng hiện kim là tất cả những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề địa-chính trị phức tạp nội tại.
Theo GS Nguyễn Chữ, Đại học Houston:”Kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị vì kinh tế hoạt động trong môi trường chính trị. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Cộng theo đúng nghĩa của danh từ “kinh tế-chính trị” (political-economy). Kế hoạch kinh tế của Trung Cộng được điều hướng và thúc đẩy bởi mệnh lệnh, thay vì theo điều kiện thị trường và tài nguyên hiện hữu. Đồng thời còn bị sự kềm chế của các công ty quốc doanh được nhiều ưu đải của nhà nước. Chính mô hình kinh tế chính trị này, vì nhiều lý do, đã không chuẩn bị cho Trung Cộng vượt qua các thử thách do sự lão hóa không thể tránh của lực lượng lao động.
Qua nhận định của một người bạn, chắc chắn, mặc dù có biện minh và che dấu, lãnh đạo của TC hiểu rất rõ thực lực và khó khăn chính trị, quân sự và kinh tế của chính mình cũng như đã lắng nghe tiếng còi của một đoàn xe hỏa tốc hành mang các hậu quả của nạn thiếu nước, thiếu thực phẩm, ô nhiễm môi trường, chất lượng kém của các công trình xây cất lớn như đập thủy điện và tàn phá khu hạ nguồn của các công trình này đến họ.
Để giảm tốc độ của đoàn tàu hỏa tốc này trong bối cảnh thế giới khi quyền bá chủ của Mỹ đã bị lung lay bởi những xáo trộn kinh tế và chính trị, bắt đầu từ bình minh của thế kỷ 21 là cuộc chiến tranh vùng vịnh Ba Tư, chiến trường A Phú Hãn, cuộc khủng bố ngày 9 tháng 11 năm 2001, đưa đến quyết định thành lập Bộ Nội An của chính phủ Hoa Kỳ, và cơn khủng hoảng tài chính năm 2008, lãnh đạo TC đã thay đổi chiến thuật và chiến lược của cuộc chạy đua 100 năm để giành độc bá quyền với Mỹ bằng cách cố gắng để thiết lập một trật tự thế giới mới, một trật tự thế giới đa cực tạm thời, mà Trung Cộng sẽ là một bá quyền (không là độc bá quyền) của thế giới tại Á Châu.
Vì vậy, Trung Cộng đã phạm phải một sai lầm to lớn.
Chế độ độc tài của ông Tập khiến đất nước gần như không thể thừa nhận sai lầm này hoặc từ bỏ dự án mà ông ấp ủ giấc mộng Thiên tử toàn cầu của Ông.
Vì vậy, để kết luận, chỉ có sự cáo chung của Cộng sản Trung Hoa mới giải quyết được sự bế tắc của toàn cầu hóa hiện tại và giữ được trật tự xã hội trong một thế giới cân bằng kinh tế - chính trị - quân sự - và văn hóa.
Muốn được như vậy, mỗi người công dân tòan cầu phải làm gì?
Mời Bà Con cùng động não?
Mai Thanh Truyết
Houston – 15-1-2021